logo

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, “không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động và bị bóc lột giá trị thặng dư” là đặc trưng cơ bản để phân biệt giai cấp công nhân với?

Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến. Vậy, Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, “không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động và bị bóc lột giá trị thặng dư” là đặc trưng cơ bản để phân biệt giai cấp công nhân với? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, “không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động và bị bóc lột giá trị thặng dư” là đặc trưng cơ bản để phân biệt giai cấp công nhân với?

A. Tầng lớp trí thức

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp tư sản

D. Cả A, B, C

Đáp án đúng: C. Giai cấp tư sản


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án C

Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân có những đặc điểm riêng biệt, mỗi giai cấp có một chức năng riêng. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, “không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động và bị bóc lột giá trị thặng dư” là đặc trưng cơ bản để phân biệt giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.


- Khái niệm về giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

+ Giai cấp công nhân: Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó, như: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp,... Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.

+ Giai cấp tư sản: “Trong triết học Marx, giai cấp tư sản (tiếng Pháp: bourgeoisie) là giai cấp xã hội sở hữu phương thức sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm trong xã hội của họ là giá trị và sự giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội. Giai cấp tư sản luôn chống lại giai cấp quý tộc và giáo hội Ki-tô”. Giai cấp tư sản có nguồn gốc từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, “không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động và bị bóc lột giá trị thặng dư” là đặc trưng cơ bản để phân biệt giai cấp công nhân với?

- Phân biệt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

Giai cấp công nhân 

+ Không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.

+ Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể trực tiếp của nền sản xuất công nghiệp hiện đại; là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.

+ Có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần cách mạng triệt để.

+ Có lí luận cách mạng đúng đắn, chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường.

Giai cấp tư sản

+ Giai cấp tư sản có thể thấy là giai cấp chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản và sống bằng sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân. 

+ Trong thời kì suy tàn của chế độ phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản là giai cấp cách mạng và tiến bộ. Cách mạng tư sản thế kỉ XVI – XIX lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập địa vị thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. 

+ Trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, giai cấp tư sản có vai trò phát triển lực lượng sản xuất, lãnh đạo và tổ chức sản xuất theo phương thức sản xuất mới tiến bộ, do đó nó có vai trò tiến bộ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trong vài thập kỉ gần đây, việc tổ chức và quản lí của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có những điều chỉnh quan trọng, nhưng bản chất của giai cấp tư sản là không thay đổi.

>>> Xem thêm: Trình bày tính tất yếu, quy luật hình thành và vai trò của Đảng Cộng sản. Liên hệ với tính tất yếu, quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022