logo

Sự kiện chính trị nào đánh dấu công lao của V.I.Lênin biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận thành hiện thực?

Sự kiện chính trị  đánh dấu công lao của V.I.Lênin biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận thành hiện thực là Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới- Nhà nước Xô Viết năm 1917. Cộng hòa Xô Viết là hình thức chính thể của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và các nước thuộc Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết


Câu hỏi: Sự kiện chính trị nào đánh dấu công lao của V.I.Lênin biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận thành hiện thực? 

A. Xây dựng lý luận về đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân 

B. V.I.Lênin viết tác phẩm “Một trong những vấn đề căn bản” năm 1917 

C. Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới- Nhà nước Xô Viết năm 1917 

D. Đấu tranh chống các trào lưu phi mácxi

Đáp án đúng là: C. Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới- Nhà nước Xô Viết năm 1917 

Giải thích của giáo viên Toploigiai lý do chọn đáp án C
 

Sự kiện chính trị nào đánh dấu công lao của V.I.Lênin biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận thành hiện thực?

Sự kiện chính trị đánh dấu công lao của V.I.Lênin biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận thành hiện thực là Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới- Nhà nước Xô Viết năm 1917. Xô Viết là các hội đồng đại biểu các tầng lớp nhân dân. Trong thời gian đầu (từ năm 1917 - 1936) chỉ có Xô Việt quận, huyện trở xuống mới được hình thành bằng con đường bầu cử trực tiếp; trong thời kì này quyền bầu cử các Xô Viết được ưu tiên cho giai cấp công nhân


- Xô viết là gì?

Ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xô viết của công – nông -binh đầu tiên trên thế giới. Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào nội chiến cực kì đẫm máu. Mãi đến cuối năm 1920, khi Hồng quân giành chiến thắng trước quân bạch vệ. Cho đến ngày 30/12/1992, 15 nước Cộng hòa bao gồm: Nga, Ukraine, Gruzia, Belorussia, Uzbekistan, Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Turkmenistan, Tajikistan, Latvia, Litva, và Estonia đã gia nhập và thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết ( gọi tắt là Liên Xô )


- Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết

Sau ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ khó khăn với nội chiến và can thiệp nước ngoài, như V.I.Lê-nin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Chiến tranh, nội chiến kết thúc, chính sách cộng sản thời chiến với nhiều biện pháp phi kinh tế đã không còn phù hợp, gây ra nhiều bất ổn trong đời sống xã hội. Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vích Nga năm 1921 đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), từng bước phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, hình thành nên những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Cho đến năm 1922, trên lãnh thổ nước Nga trước đây đang tồn tại 6 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Nga, Ucraina, Bêlarut, Adecbaigian, Acmênia và Grudia. Trước yêu cầu thống nhất, hợp tác để chống âm mưu can thiệp nước ngoài và nội phản, trên cơ sở tự nguyện, ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang được tiến hành tại Maxcơva, thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang. Đến năm 1924, Hiến pháp đầu tiên của Liên bang cũng được thông qua, khẳng định về mặt pháp lý của nhà nước Liên bang Xô viết.


- Hình thức chính thể Cộng hoà Xô Viết được tổ chức như thế nào?

Liên Xô là nước cộng sản đầu tiên, mô hình chính trị của nhà nước Liên Xô là mẫu hình chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Đặc điểm bao trùm của thể chế chính trị của nhà nước Liên Xô là chế độ một đảng lãnh đạo.

Khác với đa số các nhà nước hiện đại trên thế giới theo nguyên tắc tam quyền phân lập, hệ thống chính trị Xô viết theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng Cộng sản lãnh đạo tối cao và toàn diện mọi mặt: chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa (điều 6 Hiến pháp Liên Xô). "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết tối cao Liên Xô, có cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp. Cơ quan thường trực của Xô viết tối cao là Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, nhưng Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản mới là nhân vật số một (từ năm 1988 "cơ quan quyền lực cao nhất" là Đại hội đại biểu nhân dân, cơ quan thường trực của nó là Xô viết tối cao). Ở các cấp địa phương "cơ quan quyền lực cao nhất" là Xô viết địa phương do dân bầu.

>>> Tham khảo: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng XHCN là

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022