logo

Ai là người đã đưa ra tư tưởng về sự tiêu vong của dân chủ cùng với sự tiêu vong của Nhà nước?

Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận của V.I.Lê-nin. Chính V.I.Lênin là người đã đưa ra tư tưởng về sự tiêu vong của dân chủ cùng với sự tiêu vong của Nhà nước


Câu hỏi: Ai là người đã đưa ra tư tưởng về sự tiêu vong của dân chủ cùng với sự tiêu vong của Nhà nước? 

A. Ph.Ăngghen 

B. V.I.Lênin

C. Hồ Chí Minh

D. C.Mác

Đáp án đúng là: B. V.I.Lênin


Giải thích của giáo viên Toploigiai việc chọn đáp án B

V.I.Lênin là người đã đưa ra tư tưởng về sự tiêu vong của dân chủ cùng với sự tiêu vong của Nhà nước. Nhà nước là một hiện tượng lịch sử - xã hội, có quá trình ra đời, hình thành và phát triển, vì thế Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sự phân chia đó làm cho nhà nước trở thành một tất yếu”

 V.I.Lênin là người đã đưa ra tư tưởng về sự tiêu vong của dân chủ cùng với sự tiêu vong của Nhà nước

- Tiểu sử V. I. Lênin

Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.

Năm 1887, V. I. Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V. I. Lênin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V. I. Lênin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mácxít.

Mùa thu 1895, Người thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Saint Petersburg. Năm 1900, Lênin đã tập hợp những người Mácxít cách mạng để thành lập đảng, đồng thời cùng với Plekhanov lập ra tờ báo “Tia lửa”.

Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga diễn ra vào tháng 4/1905, tại London Người được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tháng 11/1905, V.I.Lênin trở về Saint Petersburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 01/1912 V.I.Lênin lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI (Praha) toàn Nga Đảng Công nhân xã hội dân chủ. Tháng 6/1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V.I.Lênin soạn thảo xong Đề cương Mácxít về vấn đề dân tộc. Cuối tháng 7/1914, bị cảnh sát Áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thụy Sĩ. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng.


- Quan điểm V. I. Lênin vê sự tiêu vong của dân chủ cùng với sự tiêu vong của Nhà nước

Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận của V.I.Lê-nin, bởi nó không thuần túy là những lý thuyết khoa học mà gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó không đơn giản là những suy tư tinh thần mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của ông. Chính vì vậy, tìm hiểu những tư tưởng của V.I.Lê-nin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Những đóng góp to lớn của V.I.Lê-nin đối với lý luận về nhà nước không chỉ ở việc làm sáng tỏ những quan điểm căn bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về nhà nước, đem lại vũ khí lý luận sắc bén cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, giành lấy, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cũng như đấu tranh chống lại mọi âm mưu hòng xuyên tạc, bẻ cong và nhằm bác bỏ lý luận mác-xít về nhà nước; mà còn thể hiện ở việc đi sâu, phát triển lý luận mác-xít về nhà nước trên một số phương diện, phù hợp với trình độ phát triển mới của thực tiễn. Nghiên cứu quan điểm của V.I.Lê-nin về nhà nước đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, bởi lẽ những quan điểm ấy đã được hiện thực hóa, trở thành một thực thể sống động trong thực tiễn đời sống.

>>>Tham khảo: Hãy làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lenin về dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022