logo

Theo V.I.Lênin, trọng tâm của toàn bộ chính sách của quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc tế Cộng sản là phát triển lý luận và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.Theo V.I.Lênin, trọng tâm của toàn bộ chính sách của quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là gì?Hãy để Toploigiai thông tin đến bạn ngay trong bài viết này.


Câu hỏi: Theo V.I.Lênin, trọng tâm của toàn bộ chính sách của quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là: 

A. Đưa liên minh công –nông- trí thức đấu tranh cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản 

B. Đoàn kết giai cấp vô sản quốc tế đấu tranh cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản 

C. Đưa gia cấp vo sản và quần chúng lao động tất cả các dân tộc và các nước lại gần nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản 

D. Đưa liên minh công nhân, trí thức đấu tranh cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản

Đáp án đúng là: C. Đưa gia cấp vo sản và quần chúng lao động tất cả các dân tộc và các nước lại gần nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản 


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án C

Theo V.I.Lênin, trọng tâm của toàn bộ chính sách của quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là: Đưa gia cấp vo sản và quần chúng lao động tất cả các dân tộc và các nước lại gần nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản. Đây cũng là quan điểm của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa là ngọn cờ lý luận và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng CNXH hiện nay.

 

Theo V.I.Lênin, trọng tâm của toàn bộ chính sách của quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là: Đưa gia cấp vo sản và quần chúng lao động tất cả các dân tộc và các nước lại gần nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản

- Vài nét về V.I.Lênin

V.I.Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản (quốc tế III); đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga 1917, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.

Năm 17 tuổi V.I.Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Cazan. Tại đây, V.I.Lênin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V.I.Lênin bị đuổi học và bị  lưu đày đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mácxít 


- Quan điểm V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa

Tại Đại hội II (1920) Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”.

Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mátxcơva. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đã ra tuyên bố ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tại Đại hội II (1920) Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”(1). Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo(7-1920). Tác phẩm này đã đưa đến cho Nguyễn Ái Quốc những nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc ở thuộc địa.


- Quan điểm của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa

Từ sau khi Ph.Ăngghen qua đời (8-1895), quyền lãnh đạo Quốc tế II (Quốc tế xã hội chủ nghĩa) dần rơi vào tay các phần tử cơ hội chủ nghĩa, đứng đầu là E.Becstein. Họ phủ nhận đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản và đưa ra những luận điểm có tính thỏa hiệp, cải lương về khả năng chuyển từ CNTB lên CNXH bằng con đường hòa bình.

Trong Chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918), Quốc tế II có sự phân hóa rõ rệt khi Đảng Bônsêvích kiên quyết chủ trương chống chiến tranh đế quốc, còn các phần tử cơ hội ủng hộ giai cấp tư sản nước họ tiến hành chiến tranh. Quốc tế II đã không còn đủ sự đoàn kết, uy tín và khả năng lãnh đạo phong trào công nhân thế giới, từng bước lâm vào thoái trào.

Vấn đề thành lập một quốc tế mới của giai cấp công nhân thế giới đã được V.I.Lênin nêu ra ngay từ những năm 1914, nhưng những điều kiện cho việc thành lập tổ chức này chưa chín muồi.

Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917), Chiến tranh thế giới thứ I kết thúc (1918), những điều kiện cho thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) đã chín muồi.

>>>Tham khảo: Trình bày khái niệm tư tưởng, văn hóa, cách mạng tư tưởng và văn hóa. Phân tích nội dung cơ bản của cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa ở Việt Nam hiện nay

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022