logo

Nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Bé của Lưu Trọng Lư

icon_facebook

Bài văn mẫu Nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ Bé của Lưu Trọng Lư ngắn gọn, hay nhất, giúp các bạn học tập tốt với bộ môn Ngữ văn. 

      Phát xít Đức gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người Do Thái bằng những cách giết người man rợ, tàn độc, trở thành một trong những nỗi đau của lịch sử nhân loại. Viết về đề tài này có rất nhiều cây bút nổi tiếng trên thế giới lựa chọn sáng tác nhưng một nhà thơ mới như Lưu Trọng Lư là một điều rất hiếm hoi. Bài thơ “Bé” sáng tác với cảm hứng về số phận mong manh của con người trong trại tập trung phát xít ở Áo. Qua đó thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc của tác giả.

      Bài thơ ngắn ở câu chữ, nội dung, kết cấu, thi pháp nghệ thuật mang đúng tinh thần của thơ mới. Thoạt đọc tưởng như một câu chuyện kể về cuộc đời của một con người. Đó là một cô bé đương độ tuổi ăn tuổi lớn nhưng bị giam trong trại tập trung của Phát xít Đức tại Áo. Vào một ngày đẹp trời quân lính quyết định sẽ hành quyết em, chúng thả em ra, dẫn em đi đến nơi hành quyết nhưng em không hề hay biết. Em tưởng rằng mình sắp được về với gia đình, trong vòng tay êm ấm của mẹ. Đôi chân em mừng quýnh nhảy nhót trên cánh đồng, băng qua những đám tuyết nhỏ mà đâu có biết rằng chiều đó em đi là lần cuối cùng của cuộc đời em.

      Với chủ đề về số phận con người trong thế chiến thứ hai ngòi bút Lưu Trọng Lư tập trung khai thác, thể hiện cảm hứng nhân đạo của mình trên tác phẩm. Những dòng thơ ngắn, dồn dập những cảm xúc và rồi khắc họa đầy đau đớn về số phận cuộc đời của con người trong chiến tranh, gây ra bao nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Chất tự sự kết hợp miêu tả góp phần thể hiện thành công chủ đề, cảm hứng nghệ thuật của bài thơ.

Từ trong ngục tối,

Chúng dẫn em ra

Và giắt một cành hoa

Lên đầu của bé,

"Ừ, con bé ngoan

Cho về với mẹ"

      Không gian nghệ thuật của bài thơ được mở ra từ cánh cửa ngục tối, nơi địa ngục trần gian của con người. Quân lính phát xít Đức dẫn cô gái bé nhỏ bước ra, giắt cành hoa lên mái tóc em rồi ru ngủ em bằng những lời mật ngọt “cho về với mẹ” Cô bé mừng quýnh sung sướng reo lên và nghĩ rằng những ngày tháng đau khổ của mình sẽ kết thúc từ đây, sắp được về với mẹ, được đoàn tụ với gia đình

Em mừng, quýnh cả đôi chân.

…………………………….

Con chim nhỏ hót chào em

      Nhà thơ tập trung khắc hoạ hình ảnh cô bé đáng yêu, tội nghiệp reo lên sung sướng với đôi chân nho nhỏ, tư thế liều băng mình giữa tuyết, mặc kệ giá lạnh ngoài kia. Và rồi đau xót cảm nhận điều kinh hoàng nhất sẽ đến với cô bé 

Mà em có biết

Chiều đó em đi...

Vĩnh biệt.

      Dòng thơ đột ngột ngắt thành 4 tiếng và kết thúc chỉ còn 2 tiếng “vĩnh biệt” đầy xót xa, đau đớn. Đó là lời chào của tác giả đối với cô gái bé nhỏ. Giọng thơ chùng xuống, nặng nề, ám ảnh bởi số phận mỏng manh của con người.

      Điểm mới của bài thơ đến từ đề tài đó là số phận bất hạnh của con người trong chiến tranh thế giới thứ hai, đề tài rất mới đối với văn học Việt Nam đương thời. Với đề tài này thông thường các nhà văn nổi tiếng trên thế giới chỉ khai thác qua những tiểu thuyết đồ sộ hoặc chí ít cũng là những tác phẩm tự sự cỡ vừa. Cô đọng, súc tích và ngắn như bài thơ “Bé” của Lưu Trọng Lư là rất hiếm. Và đề truyền tải một nội dung nặng tính thời sự như vậy Lưu Trọng Lư đã chọn cách diễn đạt thông qua một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Với nhan đề bài thơ “Bé” gây tò mò cho bất kỳ độc giả nào trước khi tìm đọc tác phẩm. Kết cấu bài thơ với các câu dài ngắn không chia khổ, không gieo vần mà chủ yếu là theo mạch cảm xúc của tác giả. Những câu thơ đầu mở ra một cuộc đời tương sáng của cô bé nhưng rồi lại khép lại trong đau khổ và chết chóc.

      Cả bài thơ không có bất kỳ một từ nào diễn tả trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả. Tác giả như đứng ngoài câu chuyện lặng lẽ kể, ghi chép và tái hiện cuộc đời của cô bé trên trang thơ, nhưng cái tình vẫn ẩn hiện đâu đó trong mỗi câu chữ. Người đọc vẫn cảm nhận được trọn vẹn sự xót xa, đau đớn đến bất lực của tác giả khi phải chứng kiến nỗi đau quá lớn của con người, đó cũng chính là cảm hứng nhân đạo được thể hiện trên trang thơ của Lưu Trọng Lư. Màu sắc truyền thống và tính hiện đại kết hợp hài hoà như thế trên trang thơ của ông.

      Không mạnh mẽ về suy tưởng, thơ Lưu Trọng Lư thiên về tình cảm. Những bài thơ xuất sắc của ông đều mang rõ phong cách riêng, đậm đà màu sắc dân tộc truyền thống và hiện đại đổi mới dễ đi vào lòng người. Qua việc phân tích bài thơ “Bé” hẳn mỗi độc giả đều cảm nhận được điều đó.

---------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về bài Nghị luận phân tích, đánh giá về tác phẩm Bé của Lưu Trọng Lư. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 23/04/2023 - Cập nhật : 27/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads