logo

Nghệ thuật của truyện cười

Câu trả lời đúng nhất: Nghệ thuật gây cười là những phương pháp được sử dụng rất linh hoạt như: phóng đại sự việc hoặc sử dụng điều bất ngờ hay yếu tố ẩn dụ, nhân hóa, lấy tiếng nói để gây cười, cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười,…

Để biết nhiều hơn về nghệ thuật truyện cười, Toploigiai mời các bạn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


1. Truyện cười là gì?

[ĐỊNH NGHĨA] Nghệ thuật của truyện cười

Cũng như những thể loại tự sự dân gian Việt Nam khác, truyện cười khá phong phú và đa dạng. Không thể không thừa nhận mối quan hệ khó phân định rõ ràng giữa truyện cười và một số thể loại tự sự dân gian khác như ngụ ngôn, cổ tích sinh hoạt (Điều này chúng tôi đã điểm qua khi đề cập đến thể loại cổ tích). Theo ông Hoàng Tiến Tựu, thuật ngữ truyện cười đã được giới nghiên cứu sử dụng như một thuật ngữ chuyên môn khoảng 4 thập kỷ nay để chỉ tất cả các hình thức truyện kể dân gian có tác dụng gây cười (như tên gọi của nó), lấy tiếng cười làm phương tiện khen chê và mua vui giải trí.

Nói đến những chức năng cơ bản như trên của truyện cười, thiết nghĩ cũng nên điểm qua một số tên gọi đi kèm theo chức năng ấy không thể tách rời. Đó là những thuật ngữ như truyện khôi hài, truyện tiếu lâm, truyện trào phúng, truyện châm biếm, đả kích, truyện Trạng… Tuy nhiên, nếu tiếp cận vào kho tư liệu phong phú của truyện cười, ta sẽ thấy mỗi một thuật ngữ vừa nêu, theo như tên gọi của nó, gắn với một tiểu loại truyện cười khác nhau.

Ví dụ như truyện khôi hài gắn liền với những truyện gây cười vô thưởng vô phạt, cười chỉ để cười, chất mua vui giải trí theo kiểu “một nụ cười mười thang thuốc bổ” chủ yếu để mang lại cho đời sống những niềm vui – có thể không sâu sắc – nhưng ít nhiều làm vơi bớt gánh nặng cơm áo nhọc nhằn của người dân lao động.

>>> Tham khảo: So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười


2. Đặc trưng của truyện cười

Thông thường, truyện cười sẽ có một số đặc trưng sau đây:

Luôn mang yếu tố gây cười cho người đọc.

Thường được xây dựng, tạo nên từ những yếu tố gây cười.

Một câu chuyện hay và dí dỏm sẽ được quyết định dựa vào kết cấu.

Các phương pháp gây cười được áp dụng vào câu chuyện một cách linh hoạt, nên áp dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước.


3. Phân loại truyện cười

Thông thường, dựa vào kết cấu của mỗi câu chuyện, mỗi tình huống thì truyện cười sẽ được chia thành hai nhóm. Hai nhóm này là truyện cười dạng kết chuỗi và truyện cười dạng không kết chuỗi. Cụ thể về hai nhóm truyện này như sau:

Truyện cười dạng kết chuỗi

Với dạng kết chuỗi này, truyện cười cũng sẽ được chia thành hai nhóm nhỏ như sau:

Nhóm truyện với nhân vật trung tâm chính là đối tượng làm tiếng cười phê phán được tạo nên.

Nhóm truyện với nhân vật trung tâm là người được ca ngợi về việc chống lại cái xấu, cái ác tạo nên tiếng cười.

Truyện cười dạng không kết chuỗi

Với dạng không kết chuỗi này, truyện cười cũng sẽ được chia thành ba nhóm nhỏ như sau:

Nhóm truyện trào phúng mang tính phê phán là chủ yếu.

Nhóm truyện khôi hài mang tính giải trí là chủ yếu.

Nhóm truyện tiếu lâm mang yếu tố châm biếm.

>>> Tham khảo: Tóm tắt truyện cười Lợn cưới, áo mới


4. Tính chất của truyện cười

Đối với truyện cười, khi đọc thì người đọc sẽ nhận được những tiếng cười. Để có được những tiếng cười này, truyện cười cần có được những nội dung mang tính dí dỏm hài hước. Bên cạnh đó, tính chất của các tiếng cười cũng khác nhau.

Thông thường, có khá nhiều câu chuyện chỉ đem lại những tiếng cười giải trí cho người đọc. Trong số đó, truyện khôi hài chính là thể loại sẽ có nhiều tiếng cười mua vui nhất. Tuy nhiên đôi khi, song song với tiếng cười mua vui thì thể loại này còn thêm sự phê phán một cách nhẹ nhàng.

Ngoài ra, đối với truyện trào phúng thì tính chất của thể loại này chính là sự phê bình, đánh giá về thói hư tật xấu hay phê phán những mặt tối của nhiều vấn đề trong xã hội. Người đọc sẽ cười dựa vào những sai lầm của các nhân vật, tình huống trong truyện. Thế nhưng sau khi đọc những mẩu chuyện này, người đọc sẽ có những suy ngẫm riêng.


5. Nghệ thuật của truyện cười

Nhắc đến truyện cười ngoài những yếu tố và nội dung gây cười còn đặc biệt chú ý đến nghệ thuật gây cười của nó để thấy rõ được cái hay lồng ghép sau mỗi câu chuyện cười.

Nhân vật: trung tâm gây cười thường dựa vào các hành vi ứng xử của nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể. Nhân vật không mang một cuộc đời hay số phận cụ thể như trong các câu chuyện cổ tích hay truyện ngắn mà là những lát cắt trong cuộc sống biểu thị một hành động, thói quen nhỏ đều có thể gây cười. Vì vậy các câu chuyện cười thường ngắn gọn. Nếu truyện cười xoay quanh một nhân vật chính trung tâm thì mỗi câu chuyện về họ sẽ không cần xâu chuỗi, logic với nhau.

Nhân vật trong truyện cười không hẳn sẽ là nhân vật trung tâm gây cười mà có thể yếu tố cốt lõi gây cười lại là đến từ một nhân vật phụ nào đó.

Cái hay trong một câu chuyện cười còn nằm ở kết cấu của nó. Thông thường kết cấu một truyện cười dân gian gồm 3 phần như sau:

Phần 1: Giới thiệu chung về tình huống gây cười, các nhân vật xuất hiện

Phần 2: Phát triển nội dung lên đỉnh điểm gây cười (Mâu thuẫn sẽ được đẩy lên đỉnh điểm)

Phần 3: Phơi bày những cái đáng cười,và câu chuyện kết thúc.

Các phương pháp gây cười được sử dụng rất linh hoạt như  phóng đại sự việc hoặc sử dụng điều bất ngờ hay yếu tố ẩn dụ, nhân hóa, lấy tiếng nói để gây cười, cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười,…

----------------------------------------

Trên đây, Top lời giải đã giải đáp cho các bạn về Nghệ thuật của truyện cười và cung cấp thêm kiến thức bổ sung. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt và có thật nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. 

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022