logo

Các từ Hán Việt thường gặp

Câu trả lời chính xác nhất: Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Các từ Hán Việt thường gặp là Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo; An cư lạc nghiệp; An thân, thủ phận hay An phận, thủ thường; Án binh bất động; Anh hùng xuất thiếu niên; Bách niên giai lão; Bán tín bán nghi; Băng thanh ngọc khiết; Bất chiến tự nhiên thành; Bất cộng đái thiên;…

Các bạn hãy cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về câu hỏi Các từ Hán Việt thường gặp và một số kiến thức mở rộng về từ Hán Việt qua bài mở rộng dưới đây nhé!


1. Từ Hán Việt là gì?

Các từ hán việt thường gặp

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc.Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.

Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

>>> Tham khảo: Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại?


2. Đặc điểm của từ Hán Việt

Mang sắc thái ý nghĩa

Từ Hán Việt thể hiện sắc thái ý nghĩa mang tính khái quát, trừu tượng. Ví dụ: Viêm (loét), thổ huyết (hộc máu), thảo mộc (cây cỏ).

Mang sắc thái biểu cảm

Trong nhiều trường hợp, từ Hán Việt giúp thể hiện được cảm xúc tốt hơn. Ví dụ phu nhân (vợ), băng hà (chết).

Mang sắc thái phong cách

– Sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.

Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em, thiên thu = ngàn năm, vô sinh = không sinh nở được, xuất huyết…

>>> Tham khảo: Giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây?


3. Từ Hán Việt được phân ra thành những loại nào?

Chúng được chia làm 3 loại: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt Việt hóa và từ Hán Việt.

Những từ Hán Việt cổ là các từ tiếng Hán được dùng nhiều trong Tiếng Việt trước thời nhà Đường. Chẳng hạn như : phụ (bố), phiền (buồn), trà (chè),…

Từ Hán Việt được dùng trong tiếng Việt ở đầu thế kỷ 10. Nguồn gốc của chúng từ tiếng Hán thời Đường.  Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hàn trước thời Đường. Chẳng hạn như: gia đình, tự nhiên hay lịch sử.

Từ Hán Việt mà không nằm trong hai trường hợp trên chính là từ Hán Việt Việt hóa. Quy luật của chúng biến đổi ngữ âm rất khác nhau. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn: “gương” trong âm Hán Việt là “kính”, “vợ” trong âm Hán Việt là “phụ”, “thuê” trong âm hán Việt là “thuế”,…


4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng từ Hán Việt

Các từ hán việt thường gặp

Khi sử dụng từ Hán Việt, người dùng cần nắm được một số quy tắc riêng để tránh bị sai nghĩa hoặc không phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài ra, người dùng cũng không nên lạm dụng quá nhiều từ Hán Viết trong văn nói và viết.

Viết hoặc nói đúng các từ Hán Việt và thuần Việt nhằm tránh sai nghĩa. Ví dụ: “tham quan” thành “thăm quan” là 2 từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Hiểu rõ bản chất nghĩa của từ Hán Việt, ví dụ như “điểm yếu” khác với “yếu điểm”

Dùng đúng các sắc thái biểu cảm và tình huống giao tiếp cụ thể, ví dụ như “hi sinh” và chết; “xơi” và “ăn”,…

Tránh lạm dụng các từ Hán Việt trong văn chương, đời sống hàng ngày khi không cần thiết.


5. Các từ Hán Việt thường gặp

Từ Hán Việt đơn:

Thiên: Trời

Địa: Đất

Cử: Cất

Tồn: Còn

Tử: Con

Tôn: Cháu

Lục: Sáu

Tam: Ba

Gia: Nhà

Quốc: Nước

Tiền: Trước

Hậu: Sau

Ngưu: Trâu

Mã: Ngựa

Cự: Cựa

Nha: Răng

Vô: Chăng

Hữu: Có

Khuyển: Chó

Dương: Dê

Quy: Về

Tẩu: Chạy

Bái: Lạy

Quỵ: Quỳ

Khứ: Đi

Lai: Lại

Nữ: Gái

Nam: Trai

Đái: Đai

Quan: Mũ

Túc: Đủ

Đa: Nhiều

Ái: Yêu

Tăng: Ghét  

Thức: Biết

Tri: Hay

Mộc: Cây

Căn: Rễ

Dị: Dễ

Nan: Khôn (Khó)

Chỉ: Ngon

Cam: Ngọt

Trụ: Cột

Lương: Rường

Sàng: Giường

Tịch: Chiếu

Khiếm: Thiếu

Dư: Thừa

Sừ: Bừa

Cúc: Cuốc

Chúc: Đuốc

Đăng: Đèn

Thăng: Lên

Giáng: Xuống

Điền: Ruộng

Trạch: Nhà

Lão: Già

Đồng: Trẻ

Tước: Sẻ (Chim Sẻ) 

Kê: Gà

Ngã: Ta

Tha: Khác (Người Khác)

Bá: Bác

Di: Dì

Diên: Chì

Tích: Thiếc

Dịch: Việc

Công: Công

Hàn: Lông

Dực: Cánh

Từ Hán Việt ghép:

Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo: Làm ác gặp điều ác, làm thiện gặp điều thiện.

An cư lạc nghiệp: Có chỗ ở ổn định và công việc tốt lành.

An thân, thủ phận hay An phận, thủ thường: Chỉ những người bằng lòng với số phận và cuộc sống hiện tại của bản thân.

Án binh bất động: Giữ yên hiện trạng, không tiến không lùi.

Anh hùng xuất thiếu niên: Trở thành anh hùng từ khi còn rất trẻ tuổi.

Bách niên giai lão: Trăm năm bạc đầu (câu chúc vợ chồng sống bên nhau dài lâu).

Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ, phân vân về một vấn đề.

Băng thanh ngọc khiết: Người con gái trong trắng như băng như ngọc

Bất chiến tự nhiên thành: Không đánh mà cũng thắng.

Bất cộng đái thiên: Thù không thể đội trời chung.

Bất di bất dịch: Không di chuyển, ở yên 1 chỗ.

Bất đắc kỳ tử: Chưa đến lúc chết mà đã phải chết.

Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử: Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con.

--------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Các từ Hán Việt thường gặp. Hi vọng cùng với một số kiến thức liên quan tới từ Hán Việt sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 14/10/2022