logo

Cách xác định thể thơ thường gặp và dấu hiệu nhận biết thể thơ nhanh nhất

Trong chặng đường văn học dài, những tác giả đã dần sáng tạo ra nhiều thể thơ, bài thơ hay và phong phú. Các thể thơ hiện đại được sử dụng rất nhiều trong thơ ca Việt Nam. Bởi nó có ưu điểm là dễ liên tưởng, dễ đi vào lòng người đọc. Và cũng “tự do” hơn trong việc chuyển tải cảm xúc của mình. Một số thể loại thường gặp có thể kể đến như lục bát, tự do, đường luật,… Trong bài viết này, để hiểu hơn về cách xác định thể thơ thường gặp và dấu hiệu nhận biết thể thơ nhanh nhất, mời các bạn cùng Toploigiai tìm hiểu ngay nhé!


1. Cách xác định thể thơ thường gặp và dấu hiệu nhận biết thể thơ nhanh nhất

Dựa vào số câu, số chữ và cách gieo vần ta có thể có cách xác định thể thơ thường gặp và dấu hiệu nhận biết thể thơ nhanh nhất:


a. Cách xác định thể thơ Lục bát

- Là thể thơ dân tộc.

- Luật thơ:

+ Số chữ và số câu: Một cặp hai câu thơ, câu trên sáu chữ (lục), câu dưới tám chữ (bát). Một bài thơ có thể có nhiều cặp lục bát, số lượng cặp câu không hạn định.

+ Gieo vần lưng (eo vần): vần ở giữa câu thơ – chữ cuối câu sáu chứ thường bắt vần với chữ thứ sáu câu tám chữ, chữ cuối câu tám chữ bắt vần với chữ cuối câu sáu chữ ở cặp tiếp theo.

- Vần luật phổ biến:

Các từ số: 1 2 3 4 5 6 7 8

Câu lục 1: + B + T + B

Câu lục 2: + T T + + B

Câu bát 1: + B + T + B + B

Câu bát 2: + T + B + T + B


b. Cách xác định thể thơ Đường luật

( Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt,  )Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật

Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó:

Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề.

Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng

Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4

Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơĐiểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ý với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ý của câu 3,4 .Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Nó là 1 nửa của bài thất ngôn Bát cú. Niêm luật cũng chặt chẽ


c. Cách xác định thể thơ bốn, năm, sáu, bảy chữ

Các thể thơ này Việt Nam này thường là những thể thơ vô cùng đơn giản trong việc nhận dạng các thể thơ. Bởi các câu thơ thuộc thể thơ này được viết tiếp nối với nhau để tạo thành một bài thơ.

Cùng với đó một dấu hiệu đơn giản chính là tên gọi của thể thơ đúng với số chữ trong một câu thơ. Và để phân biệt được những thể thơ này, người sáng tác chỉ cần nắm rõ và xác định rõ chúng với một số thể thơ đường luật.

Tham khảo qua bài thơ 5 chữ về thầy cô.

Bao mùa thu đi quaGói hành trang thêm nặngMái đầu thầy bạc trắngHòa trong nắng thời gianNhững vất vả gian nanƠn thầy, sao đếm được?Mênh mông như biển nướcCao lớn tựa núi non


d. Cách xác định thể thơ tự do

Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết.

Ví dụ:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

(Sóng – Xuân Quỳnh)


e. Cách xác định thể thơ Song thất lục bát

Đây cũng là một thể thơ dân tộc với phần luật cũng khá tương tự với thể thơ lục bát. Cụ thể:

Số chữ, số câu: Thể thơ này mỗi khổ có 4 câu: gồm 2 câu 7 chữ gọi là song thất, và một cặp lục bát. Mỗi bài thơ có thể gồm nhiều khổ song thất lục bát và số lượng khô rhtow cũng không hạn định.

Gieo vần chủ yếu là cả vần chân và vần lưng.

Để bạn hiểu thêm về thể thơ này chúng tôi sẽ lấy bài thơ Chinh phụ ngâm làm ví dụ:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

>>> Tham khảo: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa thể thơ bốn chữ và thể thơ năm chữ


2. Một số ví dụ về các thể thơ

cách xác định thể thơ thường gặp và dấu hiệu nhận biết thể thơ nhanh nhất

Thơ 5 chữ:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Thơ lúc bát:

Tôi về thăm mái trường xưa

Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây

Pha sương mái tóc cô thầy

Bảng đen phấn trắng…còn đây căn phòng

Con đò neo đậu bến sông

Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương

Bằng lăng tím rụng cuối đường

Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè

Ríu ran chim hót cành me

Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ

Bên trang giáo án từng giờ

Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông

Ngoài sân vương sợi nắng hồng

Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy.

>>> Tham khảo: Thơ 7 chữ là thể thơ gì?

----------------------------

Vậy là trên đây Toploigiai đã giới thiệu đến bạn cách xác định thể thơ thường gặp và dấu hiệu nhận biết thể thơ nhanh nhất. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 14/08/2023