logo

Lý thuyết Sinh 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo: Hô hấp ở động vật

Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Sinh học 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 9: Hô hấp ở động vật

Soạn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9


I. Vai trò của hô hấp ở động vật

- Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, đồng thời giải phóng CO2

- Vai trò của hô hấp đối với động vật:

+ Lấy O2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho tế bào, tham gia vào sự oxi hoá trong tế bào bằng các phản ứng sinh hoá tạo năng lượng cho các hoạt động sống.

+ Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá trong tế bào ra ngoài môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường bên trong cơ thể.

- Quá trình hô hấp ở động vật gồm các giai đoạn sau: thông khí, trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí, vận chuyển khí O2 và CO2, trao đổi khí ở tế bào, hô hấp tế bào (Hình 9.1).

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật

II. Các hình thức trao đổi khí


1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

Động vật đơn bào, đa bào có tổ chức thấp (sống dưới nước hoặc trên cạn) thuộc ngành: Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt,... có hình thức trao đổi khí qua bề mặt cơ thể (Hình 9.2).

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật

2. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí

- Ở nhiều loài động vật sống trên cạn như côn trùng, trao đổi khí được thực hiện nhờ hệ thống ống khí. 

- Hệ thống ống khí được tạo bởi các ống khí phân nhánh khắp cơ thể. 

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật

3. Trao đổi khí qua mang

- Mang là cơ quan trao đổi khí của các loài động vật sống trong nước như: cá xương, trai, ốc, tôm, cua. 

- Cá xương có bốn đôi mang đủ và một đôi mang nửa nằm trong khoang mang. 

- Đơn vị cấu tạo của mang là cung mang. Mỗi cung mang có hai hàng sợi mang được tạo thành từ các phiến mỏng.

- Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu và nước chảy qua phiến mang (Hình 9.4).

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật

4. Trao đổi khí qua phổi

- Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú có cơ quan trao đổi khí là phổi.

- Lưỡng cư do sống ở cả môi trường cạn và môi trường nước nên cơ quan trao đổi khí gồm phổi và da.

- Ở người, phổi cùng với đường dẫn khí ngoài tạo thành hệ hô hấp.

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật

- Để quá trình thông khí ở phổi được diễn ra, khoang lồng ngực người phải là một khoang kín. Hoạt động co dãn của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực dẫn đến sự thông khí ở phổi (Hình 9.6). Thông khí ở bò sát, chim, thú cũng nhờ áp suất âm.

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật

- Ở chim, hệ thống hô hấp gồm phổi và 9 túi khí thông với phổi: 4 túi khí sau (2 túi khí bụng và 2 túi khí ngực sau) và 5 túi khí trước (2 túi khí ngực trước, 2 túi khí cổ và 1 túi khí gian đòn).

- Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí (Hình 9.7). 

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật

III. Bảo vệ sức khoẻ hệ hô hấp


1. Các bệnh về đường hô hấp

- Bệnh hô hấp có thể gây ra hậu quả xấu đối với sức khoẻ con người, thậm chí tử vong. 

- Các bệnh hô hấp thường gặp như: viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, lao phổi, hen suyễn, ung thư phổi... 

- Nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp là do dị ứng với thời tiết, sự lây lan dịch bệnh qua đường hô hấp, khói thuốc lá, môi trường bị ô nhiễm,...

- Các biện pháp phòng tránh bệnh về hô hấp:

+ Phòng tránh các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể.

+ Tăng cường sức đề kháng.

+ Ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh.

+ Giảm sự lây lan nguồn bệnh.


2. Lợi ích của thể dục thể thao đối với hệ hô hấp

- Phát triển và tăng sức bền của các cơ hô hấp, tăng thể tích lồng ngực.

- Tăng tính đàn hồi của phổi, tăng dung tích sống, tăng cường độ hấp thụ O2 và thải CO2

- Giảm tần số hô hấp nhưng vẫn đảm bảo việc cung cấp O2 cho cơ thể và thải CO2 ra ngoài môi trường.


IV. Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án)

Câu 1: Trao đổi khí ở phổi thực chất là?

A. Sự hô hấp ngoài

B. Sự hô hấp trong

C. Quá trình hô hấp nội bào

D. Quá trình thải khí độc

Giải thích

Trao đổi khí ở phổi thực chất là sự hô hấp ngoài (sự trao đổi giữa môi trường và cơ thể)

Câu 2: Khí đi qua thành phế nang bằng

A. thẩm thấu

B. bay hơi

C. khuếch tán

D. lên men.

Câu 3: Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì

A. nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được

B. phổi không hấp thu được O2 trong nước

C. phổi không thải được CO2 trong nước

D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước

Giải thích

Khi ngập dưới nước, nước sẽ dần tràn vào đường dẫn khí gây cản trở lưu thông khí vì vậy động vật có phổi sẽ không thể hô hấp dưới nước được. Các loài hô hấp bằng phổi khi lặn xuống nước bắt buộc phải ngăn không cho nước tràn vào lỗ mũi (là đường dẫn khí) thông qua cơ khép lỗ mũi

Câu 4: Lưỡng cư trao đổi khí qua?

A. Da

B. Da và phổi

C. Phổi

D. Ống khí

Câu 5: Côn trùng trao đổi khí qua?

A. Phế nang

B. Ống khí

C. Mang

D. Da

Giải thích

Côn trùng sẽ trao đổi khí qua hệ thống ống khí xuất phát từ những lỗ thở của hai bên thành bụng, chúng phân nhánh chằng chịt và có nhiệm vụ đưa ôxi đến tế bào cơ thể và đưa CO2 ra khỏi cơ thể 

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Hô hấp ở động vật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 03/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023