logo
ADVERTISEMENT

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Công cuộc cải cách ở Xiêm

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Công cuộc cải cách ở Xiêm theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Công cuộc cải cách ở Xiêm

- Soạn Sử 11 Kết nối tri thức Bài 5


1. Quá trình xâm lược và thiết lập nền thống trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á


a, Quá trình xâm lược

- Các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỉ XVI thông qua buôn bán và truyền giáo, sau đó tiến hành chiến tranh và cạnh tranh quyết liệt.

- Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây vì khu vực này giàu tài nguyên, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển nối liền phương Đông và phương Tây.

- Đông Nam Á lục địa bị xâm lược muộn hơn so với Đông Nam Á hải đảo, chính thức bắt đầu vào thế kỉ XIX.

- Hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của phương Tây vào đầu thế kỉ XX, trừ Vương quốc Xiêm (Thái Lan) vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành "vùng đệm".


b, Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

- Chính trị: Thực dân phương Tây thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á với sự duy trì của các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

- Hình thức cai trị: Quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự của các thuộc địa đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân.

- Chính sách "chia để trị”: Phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng để chia rẽ và làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á. Chính quyền thực dân còn tập trung vào việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa

- Kinh tế: Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa để phục vụ lợi ích cho chính quốc.

- Văn hoá - xã hội: Các nước thực dân phương Tây cố gắng kìm hãm người dân trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói và làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.


2. Công cuộc cải cách ở Vương quốc Xiêm

- Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đối mặt với đe doạ xâm lược của thực dân phương Tây.

- Từ năm 1851, vua Ra-ma IV bắt đầu cải cách và mở cửa buôn bán với nước ngoài.

- Từ năm 1868, dưới thời vua Ra-ma V, Xiêm tiến hành hàng loạt cải cách về ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục.

- Công cuộc cải cách giúp giải phóng sức lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu, đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, hội nhập với thế giới.

- Chính phủ Xiêm sử dụng thành tựu của công cuộc cải cách để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, giữ vững độc lập và chủ quyền đất nước.

- Công cuộc cải cách của Vương quốc Xiêm là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

>>> Xem toàn bộ:

- Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

- Soạn Sử 11 Kết nối tri thức

- Sơ đồ tư duy Lịch sử 11 Kết nối tri thức

- Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Công cuộc cải cách ở Xiêm theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

ADVERTISEMENT