logo

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)


1. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc để giành độc lập dân tộc. Đến đầu thế kỉ X, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ và chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã kết thúc ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.


2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)


a) Bối cảnh lịch sử

Năm 1407, cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại, nước Đại Ngu phải chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc (1407 – 1427). Nhà Minh đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị. Chúng thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, đồng thời dùng nhiều thủ đoạn nhằm hủy diệt nền văn hoá của dân tộc ta.


b) Diễn biến chính 

Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại vùng núi rừng Lam Sơn (Thanh Hoá). Cuộc khởi nghĩa trải qua bốn giai đoạn chính và giành thắng lợi vào năm 1427.

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)
Sơ đồ diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn

c) Ý nghĩa lịch sử 

Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.


3. Phong trào Tây Sơn


a) Bối cảnh lịch sử

- Chính quyền chúa Nguyễn suy yếu từ giữa thế kỉ XVII và chúa Nguyễn Phúc Thuần khi lên ngôi chỉ quan tâm đến việc giải trí và tập trung quyền lực vào tay quyền thần Trương Phúc Loan.

- Những vấn đề như tô thuế, lao dịch, binh dịch và tham nhũng đã làm đời sống của nhân dân bị đè nặng, đặc biệt là tại Dinh Quảng Nam.

- Sự bất bình và oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ngày càng tăng cao và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.


b) Diễn biến chính

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai) chống lại chính quyền họ Nguyễn.

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

c) Ý nghĩa lịch sử

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.


4. Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc, còn nguyên giá trị đến ngày nay. 

Thứ nhất, bài học về quá trình tập hợp lực lượng. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.

Thứ hai, bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Thứ ba, bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo của cha ông ta.


5. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án)

Câu 1. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”?

A. Lê Chân.

B. Bùi Thị Xuân.

C. Triệu Thị Trinh.

D. Nguyễn Thị Định.

Giải thích

Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) nổi tiếng với câu nói “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”, thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt, không chấp nhận tinh thần yếu đuối mà người ta thường nghĩ khi nhắc về phụ nữ.

Câu 2. Việc những người phụ nữ như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh,.. lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành lại nền độc lập, tự chủ đã cho thấy

A. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.

B. sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền.

C. nam giới không có vai trò, vị trí gì trong đời sống chính trị đương thời.

D. vai trò quyết định của người phụ nữ trong đời sống chính trị đương thời.

Giải thích

Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh là những người phụ nữ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn để giành lại độc lập và tự chủ cho đất nước. Điều này cho thấy vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.

Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của người Việt.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

C. Minh chứng cho tinh thần bất khuất không cam chịu làm nô lệ của người Việt.

D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh.

Giải thích

Các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc thể hiện tinh thần yêu nước, quật khởi và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa này đã để lại những bài học quý báu cho việc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt dưới thời Bắc thuộc?

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.          

D. Khởi nghĩa Bà Triệu.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã

A. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 60 năm.

B. thắng lợi, lật đổ ách cai trị của nhà Ngô, giành độc lập dân tộc.

C. chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

D. thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023