logo

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam


1. Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa lí chiến lược quan trọng, nằm giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, giữa châu Á và châu Âu, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và giàu tài nguyên thiên nhiên. Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải đấu tranh chống lại nhiều thế lực ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc. 

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được coi là điều kiện tiên quyết và cơ bản đối với sự sinh tồn và phát triển bền vững của đất nước, như với nhiều dân tộc khác trên thế giới.


2. Khái quát về cuộc kháng chiến giành thắng lợi trước Cách mạng tháng Tám năm 1945


a) Một số cuộc kháng chiến giành thắng lợi

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

b) Nguyên nhân thắng lợi

* Nguyên nhân chủ quan:

- Các cuộc kháng chiến đều nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam.

- Tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân Việt Nam đã giúp chiến thắng giặc ngoại xâm.

- Lãnh đạo chỉ huy các cuộc kháng chiến đều là các tướng lĩnh tài năng, mưu lược.

- Đường lối quân sự đúng đắn, linh hoạt, độc đáo, sáng tạo giúp các cuộc kháng chiến thành công.

* Nguyên nhân khách quan:

- Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa.

- Chỉ huy chiến trận mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng.

- Quân Tống xâm lược Đại Việt gặp nhiều khó khăn, bị các nước Liêu, Hạ ở phía bắc uy hiếp, xuất quân khi quân lương không đủ.

- Quân Mông - Nguyễn hành quân xa, mệt mỏi, thiếu lương thực và địa hình Đại Việt núi đèo hiểm trở, sông ngòi chằng chịt không phát huy được sở trường kị binh của chúng.


3. Một số cuộc kháng chiến không thành công


a) Khái quát về một số cuộc kháng chiến không thành công

Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam, có một số cuộc kháng chiến không thành công, bao gồm kháng chiến của An Dương Vương chống quân Triệu, kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh và kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn.


b) Nguyên nhân kháng chiến không thành công

Các nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc kháng chiến bao gồm việc chính quyền không thể củng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc, không có sự ủng hộ của nhân dân và phạm phải một số sai lầm trong lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến. 

An Dương Vương không nghe lời khuyên bảo, triều Hồ không đoàn kết được toàn dân để kháng chiến và triều Nguyễn thiên về chủ hoà, không có đường lối kháng chiến đúng đắn, và từ chối cải cách, canh tân để tăng cường sức mạnh đất nước.


4. Bài học từ lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã để lại ba bài học quan trọng. 

- Đầu tiên là tinh thần đoàn kết toàn dân đánh giặc. 

- Thứ hai là nghệ thuật đánh giặc giữ nước, bao gồm đánh lâu dài, phát huy thế mạnh của ta, hạn chế thế mạnh của giặc; rút lui chiến thuật, phản công chiến lược,... 

- Thứ ba là bài học về kết thúc chiến tranh, kết hợp tính chính nghĩa của một dân tộc yêu chuộng hoà bình và giữ gìn được thắng lợi và nền hoà bình lâu dài cho đất nước.


5. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án)

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?

A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.

B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.

C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.

D. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.

Giải thích

Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á nằm trên trục đường giao thông quan trọng giữa châu Á và châu Đại Dương, là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và dân cư đông đúc.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938)?

A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.

D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

Giải thích

Trận chiến Bạch Đằng (năm 938) thắng lợi thuộc về quân ta do quân Nam Hán chủ quan, không hiểu rõ địa hình cộng với việc nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh quyết liệt. Ngoài ra tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác cũng đóng vai trò quan trọng.

Câu 3. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Lê Hoàn.

C. Ngô Quyền.

D. Lý Công Uẩn.

Giải thích

Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn.

Câu 4. Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực nào?

A. Đông Bắc Á.

B. Đông Nam Á.

C. Tây Nam Á.

D. Nam Á.

Câu 5. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với

A. sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

B. chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.

C. chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.

D. tình hình văn hóa - xã hội của quóc gia.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023