logo

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay


1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai 


a, Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt chủ nghĩa phát xít châu Âu tạo thuận lợi cho chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

- Các thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới II cổ vũ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đông Âu.

- Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu trải qua ba giai đoạn chính.

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

b, Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở Châu Á và Cu-ba

* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở Châu Á:

- Hồng quân Liên Xô chiến thắng Chiến tranh thế giới II thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc Châu Á.

- Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành độc lập, theo đuổi chủ nghĩa xã hội.

- Chủ nghĩa xã hội tăng cường sức mạnh trên toàn cầu.

* Cu-ba nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Mỹ La-tinh:

- Cộng hoà Cu-ba được thành lập năm 1959, sau đó bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa.

- Vượt qua khó khăn, thách thức, nhân dân Cu-ba kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa xã hội lan rộng từ phạm vi một nước thành hệ thống thế giới, có tầm ảnh hưởng quan trọng trong giải quyết các vấn đề quốc tế.


2. Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

- Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thành khuôn mẫu cho các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng vận dụng máy móc mô hình này dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

- Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô bao gồm: đường lối lãnh đạo chủ quan, áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, suy giảm năng suất lao động, cải cách phạm sai lầm, và hoạt động chống phá của lực lượng thù địch.


3. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay


a. Thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam

* Thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc:

- Từ tháng 12 - 1978, Trung Quốc chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.

- Trung Quốc giải quyết những vấn đề xã hội, chú trọng công bằng xã hội và xây dựng hệ thống an sinh xã hội lớn nhất thế giới.

- Thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa củng cố vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế và đưa đất nước ngày càng giàu có và cường thịnh hơn.

* Thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc đổi mới ở Việt Nam:

- Công cuộc đổi mới được thực hiện từ năm 1986 và đạt được thành tựu to lớn khi chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


b, Thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam

* Thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc:

- Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu, nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

- Kinh tế Trung Quốc đang suy giảm tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, mất cân bằng, không bền vững.

- Triển vọng của Trung Quốc là tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

* Thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

- Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập.

- Triển vọng của Việt Nam là tiếp tục phát huy những thành tựu của công cuộc đổi mới, kiên trì mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Chủ nghĩa xã hội tiếp tục phát triển trong hiện tại và là triển vọng tương lai của nhân loại, dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.


4. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án)

Câu 1. Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?

A. Phát xít Đức chuyển hướng tấn công sang đánh chiếm các nước ở Bắc Âu và Tây Âu.

B. Sự viện trợ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc,…

C. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.

D. Phe Đồng minh suy yếu, liên tục thất bại và buộc phải rút khỏi mặt trận Đông Âu.

Giải thích

Trong giai đoạn 1944-1945, Hồng quân Liên Xô đạt chiến thắng vang dội trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân và sự phát triển chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (Ba Lan, Rumani, Hungary, Tiệp Khắc, Albania, Bulgaria, Cộng hòa Dân chủ Đức...).

Câu 2. Từ năm 1949 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu

A. đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.

C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

D. tiến hành cải cách để đưa đất nước thoái khỏi khủng hoảng.

Giải thích

Từ 1949 đến nửa đầu những năm 70 thế kỷ XX, với sự hỗ trợ của Liên Xô và nỗ lực của nhân dân, các nước Đông Âu đã đạt được thành tựu đáng kể trong xây dựng chủ nghĩa xã hội như công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc và phát triển nông nghiệp,... để trở thành các quốc gia có nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển.

Câu 3. Trong những năm 1945 -1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành nhiều chính sách tiến bộ, ngoại trừ việc

A. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản.

C. ban hành các quyền tự do, dân chủ.

D. cải cách ruộng đất.

Giải thích

Từ 1945 đến 1949, các nước Đông Âu sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành nhiều chính sách tiến bộ, ngoại trừ việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 4. Trước năm 1945, quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là

A. Liên Xô.

B. Trung Quốc.

C. Việt Nam.

D. Cu-ba.

Câu 5. Năm 1949, Trung Quốc đã

A. lâm vào suy thoái,  khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội.

B. lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

C. tiến hành cải cách mở cửa để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

D. hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023