logo

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 2: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản


1. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu và Bắc Mỹ

- Sau cuộc cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

- Ở châu Âu, Cách mạng tư sản Anh và Pháp tạo ra những chuyển biến kinh tế - xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản.

- Các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn trong thế kỉ XIX, đều giành được thắng lợi và xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản


a, Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa 

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và nhân công.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa đế quốc là hậu quả của sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa tư bản để tìm kiếm thị trường, lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.


b, Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Chủ nghĩa tư bản phát triển và mở rộng trên toàn cầu sau các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

- Tại Mỹ La-tinh, phong trào đấu tranh giành độc lập dẫn đến thành lập các quốc gia tư sản mới.

- Duy tân Minh Trị đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

- Cách mạng Tân Hợi tại Trung Quốc lật đổ triều đại Mãn Thanh và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này.

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng với hệ thống thuộc địa mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu.


c, Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.

- Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.

- Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hoá nào đó nhằm thu lợi nhuận cao.

- Sự phát triển của các tổ chức độc quyền là một “nấc thang” phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.

- Các tổ chức bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

- Các tổ chức độc quyền chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

- Các tổ chức độc quyền xuất hiện như các-ten, xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, tơ-rớt ở Mỹ.

- Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền.


3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại


a, Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển sang thời kì phát triển mới: chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những đặc điểm mới.


b, Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

* Tiềm năng

Chủ nghĩa tư bản hiện đại tiềm ẩn tiềm năng lớn trong kinh tế, khoa học - công nghệ, quản lí và khả năng tự điều chỉnh. Việc sử dụng thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp các nước tư bản phát triển thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới, với quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người cao nhất.

* Thách thức

Chủ nghĩa tư bản phải đối mặt với nhiều thách thức

Thứ nhất, sự gia tăng bất bình đẳng xã hội ngày càng cao, mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn trong các nước tư bản.

Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.

Thức ba, mặc dù đã đạt đến trình độ phát triển cao nhưng chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu.

Thứ tư, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, bất công mặc dù các hình thức bóc lột luôn được che đậy dưới nhiều hình thức tinh vi.


4. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án)

Câu 1. Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của

A. cách mạng 4.0.

B. cách mạng nhung.

C. cách mạng công nghiệp.

D. cách mạng công nghệ.

Giải thích

Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp đã bắt đầu ở Anh và lan rộng sang Pháp, Đức, Hoa Kỳ... Nó đã tạo ra những biến đổi đáng kể về kinh tế - xã hội và thay đổi hoàn toàn diện mạo của các quốc gia này, khẳng định sự thành công của chủ nghĩa tư bản.

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn

A. tự do cạnh tranh.

B. đế quốc chủ nghĩa.

C. chủ nghĩa tư bản hiện đại.

D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Giải thích

Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng đã tạo ra nhu cầu nguyên liệu và lao động cao hơn, dẫn đến việc mở rộng chính sách xâm lược và thuộc địa. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 3. Đến năm 1914, thuộc địa của dế quốc Anh đã

A. chiếm 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới.

B. gấp 3 lần thuộc địa của đế quốc Pháp.

C. bị thu hẹp, chỉ còn các thuộc địa ở châu Phi.

D. gấp 4 lần thuộc địa của đế quốc Đức.

Giải thích

Trong quá trình xâm lược các nước thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hệ thống thuộc địa tại nhiều khu vực trên thế giới nhu châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Trong số đó, Anh là nước có hệ thống thuộc địa với diện tích lớn nhất (khoảng 33 triệu km2, 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và dân số thế giới, vượt xa Đức 12 lần và Pháp 3 lần), được gọi là "đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn".

Câu 4. Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở

A. Hà Lan và Anh.

B. I-ta-lia-a và Đức.

C. Anh và Bắc Mĩ.

D. Pháp và Bắc Mĩ.

Câu 5. Cuộc cách mạng tư sản nào đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu?

A. Nội chiến ở Anh (thế kỉ XVII).

B. Đại cách mạng Pháp (thế kỉ XVIII).

C. Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX).

D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023