logo

(Cánh diều) Lý thuyết Sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ 

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 9


1. Bối cảnh lịch sử

- Triều Trần suy yếu sau khi Thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời, vua Trần Dụ Tông sa vào ăn chơi và triều chính bị gian thần lũng đoạn.

- Chiêm Thành và nhà Minh tấn công Đại Việt, quan hệ giữa hai nước xấu đi.

- Hạn hán, bão lụt và đói kém xảy ra thường xuyên, dẫn đến tỉnh trạng che giấu và chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn.

- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tỉ diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền.


2. Nội dung cải cách


a. Chính trị

- Đổi tên và đặt thêm đơn vị hành chính; lập nhiều cơ quan, chức quan mới và bãi bỏ cơ quan, chức quan cũ.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại, đặc biệt là ở cấp địa phương.

- Tổ chức chính quyền, luật pháp; ban hành quy chế và luật pháp mới của quốc gia.

- Cải cách nghi lễ và y phục của triều đình theo hướng quy củ chuyên nghiệp.

- Tuyển chọn quan lại bằng khoa thi và không căn cứ vào nguồn gốc tôn thất như trước.

- Tuyển chọn những người giỏi võ nghệ làm tưởng chỉ huy; thái hồi binh sĩ già yếu và bổ sung người khoẻ mạnh vào quân ngũ.

- Tăng cường tuyển quân quy mô lớn và bổ sung lực lượng hương quân ở các địa phương.

- Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy cũ, chặt chẽ, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình.

- Cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng và xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia quy mô lớn.


b. Kinh tế, xã hội

- In và phát hành tiền giấy "Thông báo hội sao" và đổi tiền.

- Xoá bỏ tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất, lập số ruộng trên cả nước.

- Điều chỉnh thuế khoá, tăng thuế ruộng, hạ thuế bởi đầu và thu thao hạng đất.

- Hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân, quy định mức sở hữu tối đa về ruộng đất.

- Hạn chế gia nô, chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định, kiểm soát hộ tịch trên cả nước.

- Sơ đồ tiến trình cải cách về kinh tế, xã hội của Hồ Quý Ly và triều Hồ.


c. Văn hoá

- Nho giáo là ý thức hệ tư tưởng chủ đạo, hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo và Đạo giáo, đề cao sử dụng chữ Nôm và mở rộng giáo dục.


3. Kết quả, ý nghĩa

- Thể chế quân chủ chuyên chế được tổ chức thống nhất, chặt chẽ; vai trò và sức mạnh của nhà nước được tăng cường; giải quyết bất cập về sở hữu tài sản và thuế khoa

- Nho giáo trở thành tư tưởng chủ đạo, giáo dục và khoa cử phát triển mới; xác lập mô hình phát triển mới của quốc gia Đại Việt; để lại bài học kinh nghiệm quý báu về trị nước.


4. Trắc nghiệm Sử 11 Cánh Diều Bài 9 (có đáp án)

Câu 1. Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần

A. được thành lập.

B. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.

C. lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

D. sụp đổ.

Giải thích

Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào khủng hoảng và suy yếu trên nhiều lĩnh vực.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.

B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.

C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.

D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.

Giải thích

Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, nhiều hiện tượng tự nhiên tiêu cực như hạn hán, bão, lụt, vỡ đê... xảy ra trên cả nước gây ra đói kém. Hơn nữa nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không duy tu, bảo vệ các công trình thuỷ lợi dẫn đến mất mùa và đói kém kéo dài.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

A. Sản xuất nông nghiệp sa sút.

B. Thường xuyên mất mùa, đói kém.

C. Ruộng đất công ngày càng mở rộng.

D. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng.

Giải thích

Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt đang trải qua tình hình kinh tế khó khăn khi sản xuất nông nghiệp suy giảm, thiên tai, đói kém thường xuyên. Bên cạnh đó việc chiếm đoạt ruộng đất công trên quy mô lớn của quý tộc, quan lại, địa chủ khiến ruộng đất công ngày càng thu hẹp.

Câu 4. Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

A. khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.

B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.

C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.

D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

Câu 5. Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

A. khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai.

B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.

C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.

D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 02/08/2023