logo
ADVERTISEMENT

Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

- Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 7


1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam


a. Vị trí địa chiến lược của Việt Nam

- Ngã tư giữa lục địa Á – Âu và châu Đại Dương, liền kề Trung Quốc và Biển Đông, là "cửa ngõ” để tiến vào bán đảo Trung – Ấn từ phía đông và Trung Quốc từ phía nam.


b. Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

- Bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

- Quyết định sự tồn vong của quốc gia, dân tộc trước các cuộc chiến tranh xâm lược và can thiệp từ bên ngoài.

- Tác động lớn đến quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước.

- Ảnh hưởng đến tỉnh chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hoá.

- Hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

- Khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.


2. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu

- Kháng chiến chống quân Nam Hán (938): Đánh bại quân Nam Hán bằng trận địa phục kích tại sông Bạch Đằng.

- Kháng chiến chống quân Tống (981): Lê Hoàn lãnh đạo, chiến thắng bằng nhiều phòng tuyến.

- Kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077): Nhà Lý tấn công châu Ung, châu Khâm, châu Liêm bằng kế sách "Tiên phát chế nhân".

- Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288)

+ 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào Đại Việt. Nhà Trần chặn đánh địch tại Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) nhưng không thành công. Nhà Trần rời Thăng Long, triều đình thực hiện kế “thanh dã”. Cuối tháng 1-1258, nhà Trần tổ chức phản công và giành thắng lợi lớn ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

+ Kháng chiến chống quân Nguyên (1285): Quân Nguyên xâm lược, quân nhà Trần rời Thăng Long và thực hiện kế "thanh dã", giành thắng lợi.

+ Kháng chiến chống quân Nguyên (1287-1288): Quân Nguyên thất bại lần hai khi quyết đánh Đại Việt.

+ Kháng chiến chống quân Xiêm (1785): Quân Tây Sơn đánh quyết định trên sông Tiễn với quân Xiêm.

- Kháng chiến chống quân Thanh (1789): Quân Tây Sơn tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh và hạ đổ Ngọc Hồi và Dống Da, khiến quân Thanh tan vỡ.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt.

+ Mục đích bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ.

+ Tỉnh chính nghĩa và sức mạnh toàn dân.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, hiệu quả.

+ Nghệ thuật quân sự sáng tạo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh.


3. Một số cuộc kháng chiến không thành công

- Kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN)

- Kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ XV)

- Kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX)

- Nguyên nhân không thành công của cuộc kháng chiến:

+ Chống quân Triệu: mất cảnh giác, không phòng bị dẫn đến thất bại nhanh chóng.

+ Chống quân Minh: đường lối kháng chiến đủng đắn, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ; mất đoàn kết, suy giảm ý chiến đấu.

+ Chống thực dân Pháp: thiếu đường lối kháng chiến đúng đắn, thiên về chu hoả, không đoàn kết, hợp lực với nhân dân; trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến kém.

>>> Xem toàn bộ: 

- Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh diều

- Soạn Lịch sử 11 Cánh diều

- Sơ đồ tư duy Lịch sử 11 Cánh diều

- Trắc nghiệm Lịch sử 11 Cánh diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

ADVERTISEMENT