logo

(Cánh diều) Lý thuyết Sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 8


1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) đánh dấu cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ của người Việt, thể hiện sức mạnh và ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam.

- Khởi nghĩa Bà Triệu (248) thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ của chính quyền phương Bắc, tiếp tục khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam.

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ từ đầu thế kỉ VI, nhằm chống lại ách cai trị nặng nề của nhà Lương và chính sách thuế bức bách. Lý Bí nổi dậy lãnh đạo nghĩa quân và chiếm nhiều quận huyện, đánh bại các cuộc tấn công của nhà Lương. 

- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng cũng có ý nghĩa tương tự trong việc giành lại độc lập, tự chủ. Mặc dù thất bại, nó đã cổ vũ tinh thần và góp phần tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ dầu thế kỉ X.


2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)


a. Bối cảnh lịch sử

- Sau khi nhà Hồ thất bại trong kháng chiến chống quân Minh năm 1407, nhiều cuộc đấu tranh tiếp tục nổ ra trên cả nước, với chính sách cai trị và thuế khoá nặng nề của nhà Minh.


b. Diễn biến chính

- Giai đoạn 1418-1423: Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ khởi nghĩa tại Lam Sơn, trải qua nhiều trận đánh với quân Minh. Năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, được chấp thuận.

- Giai đoạn 1424-1426: Nghĩa quân di chuyển đến Nghệ An, giải phóng Nghệ An, Thanh Hoá và toàn bộ vùng Thuận Hoá. Tấn công ra Bắc.

- Giai đoạn 1426-1427: Nghĩa quân đánh tan quân Minh trong hai trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang. Vương Thông chấp nhận nghị hoà và rút quân về nước.


c. Ý nghĩa lịch sử

- Khởi nghĩa Lam Sơn chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh và khôi phục nền độc lập, tự chủ của Đại Việt.

- Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn dẫn đến thành lập vương triều Lê sơ và mở ra thời kì phát triển mới cho Đại Việt.


3. Phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)


a. Bối cảnh lịch sử

- Đại Việt rơi vào khủng hoảng vì chính quyền Lê-Trịnh suy thoái, đói kém và các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục bùng nổ.

- Tầng lớp quý tộc và quan lại ở Đàng Trong sống hưởng lạc, xa xỉ trong khi kinh tế suy tàn.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, diễn ra các cuộc khởi nghĩa của dân nghèo và người dân tộc thiểu số.


b. Diễn biến chính của phong trào Tây Sơn:

- Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

- Quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn vào năm 1777 và Nguyễn Ánh chạy thoát.

- Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong từ 1777-1785.

- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút vào đầu năm 1785, hàng chục vạn quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt.

- Quân Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân vào năm 1786, đánh tan hàng chục vạn quân Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa vào năm 1789.

- Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân và kiểm soát toàn bộ Đàng Trong và Đăng Ngoài từ 1789-1802.

- Năm 1792, Quang Trung qua đời và Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long và đánh bại Quang Toản.


c. Ý nghĩa lịch sử

- Phong trào Tây Sơn là đỉnh cao của cuộc đấu tranh chống ách áp bức ở Đại Việt thế kỉ XVIII, đánh đổ các chính quyền và xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự thống nhất quốc gia. 

- Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: yếu tố then chốt, thể hiện qua chính sách đoàn kết giữa tướng lĩnh, binh lính và dân tộc.

- Nghệ thuật quân sự: tiến hành chiến tranh nhân dân, lấy ít dịch nhiều, kết hợp quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận.

- Bài học lịch sử: còn giá trị trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại.


4. Trắc nghiệm Sử 11 Cánh Diều Bài 8 (có đáp án)

Câu 1. Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã

A. lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân.

B. duy trì chính sách cai trị của nhà Hán.

C. lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Cổ Loa.

D. xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

Giải thích

Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

Câu 2. Năm 248, Bà Triệu đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Giải thích

Bà Triệu đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của nhà Ngô vào năm 248.

Câu 3. Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại địa phương nào?

A. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

B. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).

C. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).

D. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

Giải thích

Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã

A. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 60 năm.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm.

D. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) đã

A. thắng lợi, lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành độc lập dân tộc.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. giành và giữ được chính quyền độc lập khoảng gần 10 năm.

D. chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 02/08/2023