logo

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi trang 54 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Trả lời:

* Nội dung chính

- Bối cảnh lịch sử: 

+ Nhà Đông Hán đặt ách thống trị nặng nề lên vùng Giao Chỉ.

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than.

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc.

- Diễn biến chính:

+ Năm 40 - 41, Trưng Trắc, Trưng Nhị dấy binh khởi nghĩa ở Mê Linh. Tô Định - Thái thú quận Giao Chỉ bỏ trốn. Trưng Trắc xưng vương, chọn Mê Linh là nơi đóng đô.

+ Năm 42, Mã Viện đưa quân sang đàn áp, Hai Bà Trưng phải đưa quân lui về Hát Môn sau một thời gian kháng cự.

+  Năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh tại Hát Môn.

=> Cuộc khởi nghĩa tan rã.

* Ý nghĩa: Trong thời kì Bắc thuộc, khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên, mở đầu quá trình đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt. Cuộc khởi nghĩa thể hiện sức mạnh và ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam.

Câu hỏi trang 55 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Trả lời:

* Nội dung chính của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Hoàn cảnh: 

+ Nhà Ngô đặt ách cai trị hà khắc.

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc.

- Diễn biến chính, kết quả:

+ Năm 248, Triệu Quốc Đạt và em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) nổi dậy khởi nghĩa ở Cửu Chân (Thanh Hoá).

+ Bà Triệu được tôn làm chủ tướng ngay sau khi Triệu Quốc Đạt qua đời.

+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp, Bà Triệu hi sinh, cuộc khởi nghĩa tan rã.

* Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ của chính quyền phương Bắc. Đồng thời khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam.

Câu hỏi trang 56 Lịch Sử 11

Câu hỏi 1: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Trả lời:

* Nội dung chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Hoàn cảnh: 

+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương siết chặt ách cai trị, thi hành chính sách thuế khóa nặng nề.

+ Dân chúng ngày càng bất mãn với chính quyền đô hộ.

- Diễn biến chính, kết quả:

+ Năm 542, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, lãnh đạo nghĩa quân chiếm nhiều quận huyện, lần lượt đánh bại các cuộc tấn công của nhà Lương.

+ Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, thiết lập triều đình, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

+ Năm 545, quân Lương tiến đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế hi sinh. Triệu Quang Phục nắm quyền chỉ huy lực lượng kháng chiến.

+ Năm 550, Triệu Quang Phục lên làm vua nước Vạn Xuân.

+ Đầu thế kỉ VII, nhà Tuỳ đưa quân sang xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.

* Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí thành công khẳng định ý chí và sức mạnh của người Việt trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền phương Bắc.

- Thấy được sức mạnh toàn dân, khả năng thắng lợi trong công cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập, tự chủ của người Việt.

- Để lại nhiều bài học quan trọng về chính trị, quân sự.

Câu hỏi 2: Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

Trả lời:

* Nội dung chính của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng:

- Hoàn cảnh: Năm 766 - 780, Nhà Đường đặt ách cai trị tàn bạo.

- Diễn biến chính, kết quả:

+ Năm 766 - 780, Phùng Hưng cùng em trai tập hợp dân chúng khởi nghĩa. Nghĩa quân bao vây rồi đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội).

+ Năm 791, sau khi Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên nối nghiệp. 

+ Quân Đường đàn áp buộc Phùng An phải ra hàng => Cuộc khởi nghĩa chấm dứt.

* Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng:

- Cuộc khởi nghĩa thể hiện ý chí và quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt. Cổ vũ tinh thần đấu tranh và góp phần tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ đầu thế kỉ X.

Câu hỏi trang 57 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Nêu bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

- Năm 1407, nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhiều cuộc đấu tranh tiếp tục nổ ra trên cả nước.

- Năm 1414, tướng nhà Minh là Trương Phụ, Mộc Thạnh đánh dẹp các lực lượng khởi nghĩa. Sau đó, Nhà Minh biến Đại Việt thành quận Giao Chỉ, thực thi chính sách cai trị hà khắc cùng chế độ thuế khóa nặng nề.

=> Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh đó.

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Hình 7, trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

Câu hỏi trang 59 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Đánh đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê.

+ Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự thống nhất quốc gia.

+ Đập tan ý đồ can thiệp, xâm lược Đại Việt của các thế lực quân xâm lược.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Câu hỏi trang 61 Lịch Sử 11

Câu hỏi: Nêu giá trị các bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trả lời:

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị:

+ Bài học lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hoá, trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Giá trị trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

Luyện tập và Vận dụng

Câu hỏi 1. Lập bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc theo gợi ý: thời gian, địa điểm, lãnh đạo. những trận đánh lớn, kết quả.

Trả lời: 

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Địa điểm

Người lãnh đạo

Trận đánh lớn

Kết quả

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ năm 40 đến năm 42 sau Công Nguyên Hà Nội Trưng Trắc, Trưng Nhị và một số nữ tướng trận Mê Linh, trận Hà Lĩnh, trận Đào Nguyên, trận Giang Điền, trận Cổ Loa... Thất bại
Khởi nghĩa Bà Triệu từ năm 248 đến năm 251  Núi Nưa (Triệu Sơn) Triệu Thị Trinh trận Đào Mỹ, trận Bạch Đằng, trận Khe Bo... Thất bại
Khởi nghĩa Lý Bí từ năm 544 đến năm 567 Thái Bình Lí Bí, Triệu Quang Phục trận Cổ Loa, trận Giang Sơn... Thắng lợi
Khởi nghĩa Phùng Hưng từ năm 791 đến năm 802 Hà Nội Phùng Hưng trận Sông Cầu, trận Kênh Giang... Thất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1427 Thanh Hoá Lê Lợi trận Chi Lăng, trận Tốt Động - Cổ Loa, trận Đồng Xoài... Thắng lợi
Phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789 Gia Lai Quang Trung như trận Ngọc Hồi - Đống Đa,… Thắng lợi

Câu hỏi 2. Sưu tầm một số tư liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn và sử dụng tư liệu đó để giới thiệu về phong trào Tây Sơn với thầy cô, bạn học.

Trả lời: 

An Khê Trường tọa lạc tại khu vực phía trên đèo An Khê, là một trong 17 di tích lịch sử - văn hóa trong quần thể di sản Tây Sơn Thượng Đạo, hiện nay phân bổ đều trên địa bàn 4 tỉnh: An Khê, Đăk Pơ, Krông Chro và kbang. Đây là căn cứ được chọn cho cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771-1773), nơi ba anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguy

An Khê Trường hay còn gọi là “Thương trường” được xây dựng trên một gò đất khá rộng và bằng phẳng, là nơi buôn bán trọng yếu, nơi người Kinh trao đổi hàng hóa với người Ba Na. Chính tại đây, ba anh em Tây Sơn đã huy động người dân địa phương tham gia quân đội của họ, sử dụng nó làm căn cứ để huấn luyện, trang bị cho quân đội và dự trữ lương thực của họ.

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) trang 53, 61

Cổng vào Khu di tích lịch sử - văn hóa An Khê Trường được tô điểm bởi hai cột đá lớn màu xám chạm khắc họa tiết cồng chiêng Ba Na toát lên vẻ trang nghiêm và đậm chất văn hóa Tây Nguyên. Hai cánh cổng cũng được chạm nổi các bức phù điêu diễn tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Các bức phù điêu tuy không lớn nhưng được tạo tác tinh xảo, mô tả sinh động cảnh người dân cưỡi voi, hành quân ra trận, cảnh sinh hoạt trong nhà sàn, suối, đồi, núi. Hình ảnh người Ba Na được khắc họa tỉ mỉ, thu hút từ ngoại hình, tính cách đặc trưng cho đến niềm vui, lòng trung thành và quyết chiến đấu để giành thắng lợi của họ. Những bức phù điêu này tuy ngắn nhưng đầy ý nghĩa, để lại trong lòng du khách sự thán phục về sự vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và tài năng của nhà điêu khắc.

Câu hỏi 3. Theo em, việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, tên phố, tên trường học.... thể hiện điều gì?

Trả lời: 

Việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, tên phố, tên trường học... là cách thể hiện sự tôn vinh và ghi nhớ công lao của những người đã đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Điều này cho thấy lòng kính trọng, biết ơn của con người đối với các vị anh hùng, những người đã hy sinh và đóng góp cho sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sử 11 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 28/02/2023 - Cập nhật : 24/02/2024