logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật


a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... 

- Nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.


b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

- Tất cả các công dân đều phải tuân thủ pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi, hay bất kỳ yếu tố nào khác.

- Nếu có hành vi vi phạm pháp luật, bất kỳ ai cũng sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật, không được miễn nhiễm hay bảo kê bởi bất kỳ yếu tố nào.

- Việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân là nền tảng quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, và phát triển bền vững.


2. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân.

- Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Nhà nước tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên. Mục đích làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng. Mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.


3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu 1: Quyền nào của công dân được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Giải thích

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?

A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm.  

B. Tham gia bảo vệ môi trường.

C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.

D. Hỗ trợ người già neo đơn.

Giải thích

Tham gia bảo vệ môi trường thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ vì bất kì công dân nào cũng có trách nhiệm bảo vệ môi trường

Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Lựa chọn giao dịch dân sự.    

B. Bí mật xác lập di chúc thừa kế.

C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.    

D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ.

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ

A. Nộp thuế.

B. Đầu tư các dự án kinh tế.

C. Đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.

D. Thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. Danh dự cá nhân.

B. Phân chia quyền lợi

C. Địa vị chính trị.

D. Nghĩa vụ pháp lí.

Giải thích

Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - điều này thể hiện công dân bình đẳng về nghĩa vụ pháp lí như:

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
  • Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
  • Nghĩa vụ bảo vệ môi trường…

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023