logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực

- Bình đẳng giới đảm bảo nam, nữ có vị trí và vai trò ngang nhau trong cộng đồng.

- Bình đẳng giới áp dụng trong nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, gia đình.

+ Trong chính trị, nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

+ Trong kinh tế, nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.

+ Trong lao động, nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.

+ Trong giáo dục và đào tạo, nam, nữ bình đẳng về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.

+ Trong gia đình, vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, con trai, con gái được chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước, đào tạo nâng cao năng lực cho lao động, không phân biệt đối xử về giới.


2. Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

- Bình đẳng giới sẽ đảm bảo cho nam, nữ có cơ hội cùng có tiếng nói chung và tham gia các quyết định chung trong đời sống gia đình và xã hội.

- Bình đẳng giới sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác của xã hội.

- Bình đẳng giới cũng bảo đảm vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức cũng như mỗi gia đình.

3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu 1: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong

A. Tiếp cận các cơ hội việc làm.

B. Tham gia quản lý nhà nước.

C. Tiến hành hoạt động sản xuất.

D. Lựa chọn nghề nghiệp.

Giải thích

Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước. Nam hay nữ đều có có quyền tham gia vào tất cả những hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước.

Câu 2: Hành vi của chị K trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Lao động.

D. Văn hóa.

Câu 3: Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Văn hóa và giáo dục.

Giải thích

Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị.

Câu 4: Nam, nữ bình đẳng trong việc quản lý doanh nghiệp - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Câu 5: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T.

A. Ông N, anh V và chị T.

B. Anh V và ông N.

C. Chị T và anh V.

D. Ông N và chị T.

Giải thích

Trong tình huống dưới đây, Chị T và anh V không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, chỉ có ông N là vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023