logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Các dân tộc sinh sống tại Việt Nam được coi là bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.

+ Về chính trị, mỗi dân tộc có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào hoạt động của Nhà nước và xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

+ Về kinh tế, Đảng và Nhà nước đảm bảo cơ hội phát triển kinh tế cho các dân tộc và tạo điều kiện phát triển cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các dân tộc cần phát huy nội lực và tự vươn lên làm giàu.

+ Về văn hoá và giáo dục, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để các dân tộc giữ và phát triển bản sắc văn hoá của mình. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình, và các giá trị văn hoá và giáo dục được đảm bảo đến cho tất cả các dân tộc. Các dân tộc được khuyến khích tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển giáo dục.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội

- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện cho mỗi dân tộc phát triển và phát huy bản sắc của mình, củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, và động viên sự nghiệp xây dựng đất nước.

- Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cách thức đấu tranh chống lại các hành vi xuyên tạc chính sách dân tộc của các thế lực thù địch không thiện chí với đất nước.

4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 1: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật

A. Hợp nhất.

B. Tôn trọng.

C. Phân lập.

D. Hoán đổi.

Giải thích

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, luôn được pháp luật bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Câu 3: Trong trường hợp dưới đây, anh A và chị G cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?

Trường hợp. Anh A và chị G thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị G nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của chính quyền xã, anh A phát biểu về những bất cập của dự án còn chị G đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên.

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa, đối ngoại.

D. Quốc phòng, an ninh.

Giải thích

Trong trường hợp trên, anh A và chị G cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện chính trị vì đã có những đóng góp, đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một xã vùng cao.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về chính trị?

A. Các dân tộc tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

C. Các dân tộc được nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế.

D. Các dân tộc được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán của mình.

Giải thích

Các dân tộc tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước là biểu hiện cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về chính trị. Tất cả các dân tộc đều có nghĩa và quyền đối với việc trung thành, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Câu 5: Các chủ thể trong trường hợp dưới đây đã được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?

Trường hợp. Anh M và anh S thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh M làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh S thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh M đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh S được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.

A. Thay đổi các chính sách xã hội.        

B. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế

C. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.          

D. Tham gia vào bộ máy nhà nước.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2023 - Cập nhật : 17/08/2023