logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Tôn giáo và tổ chức tôn giáo được đảm bảo quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo.

- Nơi thờ tự của các tôn giáo được bảo vệ bởi pháp luật.

- Các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật, bao gồm cả Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan.

- Các tổ chức tôn giáo và người theo tôn giáo bị xử lý theo pháp luật nếu vi phạm pháp luật dù ở bất kì cương vị nào.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức và trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo.

- Động viên và phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo cũng là điều kiện để mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp và hướng con người tới chân - thiện - mĩ.

3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Câu 1: Sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

A. Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.

B. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.

C. Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.

Giải thích

Sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện ở việc những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm. Mỗi tôn giáo đều có nơi thờ tự riêng và cần được tôn trọng

Câu 2: Các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

A. Quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 3: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Quyền bình đẳng giữa các công dân.

Giải thích

Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí - đó là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí.

Câu 4: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ

A. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

B. Làm việc tốt, có lòng thiện.

C. Bớt sân si, thôi tranh giành.

D. Nói lời hay, làm việc thiện.

Giải thích

Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật là điều mà tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ thực hiện.

Câu 5: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Xã H cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

A. Chính quyền xã H phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.

B. Trên địa bàn xã H thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.

C. Các tôn giáo trên địa bàn xã H bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.

D. Tại xã H, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2023 - Cập nhật : 17/08/2023