logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội


a. Quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Quyền bình đẳng.

- Quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

- Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

- Quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật.

- Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp.


b. Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Hậu quả tiêu cực của hành vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

+ Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước

+ Xâm phạm trật tự quản lí hành chính

+ Cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí

+ Vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân

+ Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính, công việc

- Hình thức xử lí hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân

+ Xử lí theo quy định của pháp luật

+ Chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỉ luật tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm

+ Nếu gây thiệt hại phải bồi thường (trách nhiệm dân sự)

3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu 1: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Đóng góp ý kiến, sửa đổi Hiến pháp.

B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

C. Bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

D. Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

Câu 2: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền của công dân về khiếu nại và tố cáo.

D. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Giải thích

Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được hiểu là: công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước

Câu 3: Trong trường hợp dưới đây, chị K đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Sau khi được giải thích và tuyên truyền về quyền bầu cử của công dân, chị K (18 tuổi) đã tích cực thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

A. Tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

B. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

C. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

D. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

Giải thích

Trong trường hợp dưới đây, chị K đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách trực tiếp thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

A. Đăng kí hiến máu nhân đạo.    

B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự

C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.

D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

Giải thích

Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật vì mọi công dân khi đủ tuổi đều có thể đưa ra những ý kiến của bản thân cho là đúng vào dự thảo sửa đổi.

Câu 5: Trong trường hợp dưới đây, bạn A đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Bạn A tích cực tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo “Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng" khi cơ quan nhà nước tổ chức lấy ý kiến. A chủ động tìm hiểu thông tin, phổ biến lại cho các bạn trong lớp, người thân trong gia đình và gửi thư đề xuất một số kiến nghị và mong muốn đối với Bộ Quy tắc này để góp phần bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như các trẻ em khác khi sử dụng internet.

A. Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.

B. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

C. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

D. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2023 - Cập nhật : 11/08/2023