logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc


a. Quyền và của công dân về bảo vệ Tổ quốc

- Quyền tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

- Quyền bình đẳng về bảo vệ Tổ quốc.

- Quyền kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.


b. Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

- Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

- Vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc 

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây hậu quả tiêu cực đối với xã hội và cá nhân.

- Đối với xã hội, hậu quả gồm: mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây khủng hoảng chính trị, cản trở sự phát triển của đất nước, trật tự quản lí xã hội.

- Đối với cá nhân, hậu quả gồm: xâm phạm quyền bình đẳng, quyền tự do, dân chủ của công dân; gây tổn thất về sức khoẻ, tính mạng, tiền bạc của công dân.

- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc có thể bị xử lý kỉ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Câu 1: Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do.

B. Quyền lập hội.

C. Quyền dân chủ.

D. Quyền bình đẳng.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

A. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

B. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

C. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.

D. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

Giải thích

Quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc thể hiện qua việc tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia không phản ánh đúng quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3: Trong trường hợp dưới đây, bạn K đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Sau khi tìm hiểu các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, K nhận thấy mình có đầy đủ các điều kiện nên đã quyết định đi khám nghĩa vụ quân sự. Khi có kết quả trúng tuyển, K đã xin phép bố mẹ cho bảo lưu kết quả học tập để tham gia nghĩa vụ quân sự.

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

Câu 4: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

C. Góp ý cho các chính sách phát triển kinh tế.

D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Giải thích

Góp ý cho các chính sách phát triển kinh tế không phải hoạt động bảo vệ Tổ quốc, đây được coi là hoạt động xây dựng kinh tế cho đất nước.

Câu 5: Đọc trường hợp sau và cho biết: lực lượng bộ đội biên phòng và chính quyền xã P đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Xã P ở huyện Y là một xã biên giới. Thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" lực lượng Bộ đội Biên phòng trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Tổ tự quản, vận động các hộ gia đình tham gia kí cam kết tự quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia. Qua công tác tuyên truyền, tất cả người dân trên địa bàn hiểu được bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ đất nước là quyền, nghĩa vụ công dân. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phát triển, đạt nhiều thành tích. Đây là điểm sáng trong thực hiện phong trào tại huyện.

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

Giải thích

Trong trường hợp trên, lực lượng bộ đội biên phòng và chính quyền xã P đã thực hiện tốt phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới", từ đó dẫn tới thực hiện tốt quyền bảo vệ Tổ quốc của công dân.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2023 - Cập nhật : 11/08/2023