logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú.

- Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xâm phạm trái phép chỗ ở của công dân.

- Các cơ quan chức năng chỉ được khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Khi khám xét phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.


2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nhiều hậu quả tiêu cực.

- Đối với xã hội, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm trật tự quản lí hành chính nhà nước và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước.

- Đối với cá nhân, gây mất chỗ ở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình, gây thiệt hại về tinh thần, sức khoẻ, tính mạng, kinh tế, danh dự của công dân.

- Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.


3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Cần tuân thủ quy định về không được vào chỗ ở của người khác khi chưa có sự đồng ý.

- Tích cực học tập và tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác và tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến mọi người xung quanh.

4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 1: Chủ thể dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?

A. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.

B. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.

C. Ông T khoá cửa phòng trọ, ngăn cản không cho anh T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.

D. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đã có

A. Công cụ để thực hiện tội phạm.

B. Đối tượng tố cáo nặc danh.

C. Hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.  

D. Quyết định điều động nhân sự.

Giải thích

Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đã có công cụ để thực hiện tội phạm. Điều này được quy định trong bộ Luật và phải có giấy điều lệnh mới được thực hiện.

Câu 3: Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Ông T (bố H) không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình.

A. Bạn H.

B. Bạn K.

C. Ông C.

D. Ông T.

Giải thích

Trong tình huống trên, ông C đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân vì xông thẳng vào nhà ông H khi chưa có sự cho phép.

Câu 4: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. Vợ chồng chị B, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị B cùng em trai là anh H đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị B và anh H đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh H. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị B, anh V tìm cách vào nhà anh H và giải cứu được chị P.

A. Chị B và anh H.                    

B. Chị B, anh H và anh V.

C. Anh N và anh V.                              

D. Anh H, anh V và anh N.

Giải thích

Trong tình huống trên, chị B và anh H vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân vì đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn kiện.

Câu 5: Hành vi của bà K và anh T trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

Tình huống. Phát hiện anh T phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh B đã giữ anh T trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà K là mẹ anh T đến nhà anh B xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh B đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà K đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh T.

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.  

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. Bất khả xâm phạm về tài sản.  

D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023