logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin


a. Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Công dân được bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.

- Quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Quyền được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí, được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống.

- Được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

b. Nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- Phải trung thành và bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- Chịu trách nhiệm về những thông tin mình cung cấp và thông tin phải trung thực.

- Không được xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác, không lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí để xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.


2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin gây những hậu quả tiêu cực.

- Các hậu quả tiêu cực gồm: xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ, ảnh hưởng đến trật tự quản lí hành chính, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, danh dự, uy tín, công việc của công dân.

- Người vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.


3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Học sinh cần nắm rõ quy định pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- Tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- Tố cáo những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. 

- Tham gia tuyên truyền, giáo dục và giúp đỡ người xung quanh thực hiện đúng quy định pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Câu 1: Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được

A. Tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.

B. Lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.

C. Sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.

D. Tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “………. là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử, hoặc dưới hình thức khác”.

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin.

Giải thích

Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử hoặc dưới hình thức khác.

Câu 3: Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi nào sau dây?

A. Ủy quyền phát ngôn với báo chí.

B. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.

C. Trình bày tham luận trong hội nghị.

D. Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.

Câu 4: Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin.

Giải thích

Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí – đó là nội dung của quyền tự do báo chí.

Câu 5: Bà Q viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Bà Q đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Kiểm soát truyền thông.          

B. Đối thoại trực tuyến.

C. Tự do ngôn luận.          

D. Thông cáo báo chí.

Giải thích

Bà Q viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Bà Q đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023