logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 8: Văn hóa tiêu dùng


1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế 

- Tiêu dùng được ví như "đơn đặt hàng" của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phát triển kinh thúc đẩy tiến bộ xã hành tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần


2. Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng


a. Khái niệm văn hoá tiêu dùng

- Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng.


b. Vai trò của văn hoá tiêu dùng

- Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.

- Cơ sở giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Cơ sở duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên sắc thái văn hoá đa dạng của cộng đồng, dân tộc.

- Tác động đến hoạt động kinh tế và có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người và hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.


3. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

a. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam

- Văn hoá tiêu dùng người Việt đương đại kết hợp giữa truyền thống và đổi mới để hội nhập với văn hoá tiêu dùng toàn cầu.

- Yếu tố chất lượng ngày càng được ưa chuộng trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam.

- Xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, số, thông minh và có trách nhiệm đang phát triển trong xã hội Việt Nam.

- Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hoá và tích cực hội tụ giữa giá trị mới và truyền thống.

- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam đang được định hình theo hướng tin tưởng và tôn vinh hàng hoá trong nước.


b. Những biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng

- Để xây dựng văn hoá tiêu dùng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

- Nhà nước cần có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam.

- Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hưởng tới những giá trị cốt lõi, bền vững.

- Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng Việt.

- Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.


4. Thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hoá

- Người tiêu dùng cần có kế hoạch chi tiêu hợp lí, phù hợp với điều kiện cá nhân và xã hội để thực hiện văn hoá tiêu dùng.

- Tiêu dùng thông minh, xanh và sạch, số, có trách nhiệm, định hướng nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với văn hoá dân tộc và bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống.

- Người tiêu dùng Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng văn hoá tiêu dùng, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và mở rộng giao lưu, quảng bá và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".


5. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Câu 1: Người tiêu dùng Việt Nam luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Câu 2: Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng

A. Hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.

B. Có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

C. Có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.

D. Cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Giải thích

Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, luôn lưu giữ hàng nghìn năm nay không phai mờ.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề văn hóa tiêu dùng?

A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.

B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.

C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.

Câu 4: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải

A. Thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

B. Ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

C. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.

D. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Giải thích

Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là những điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải làm để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

A. Tính hợp lí.

B. Tính sáng tạo.

C. Tính độc đáo.

D. Tính sính ngoại.

Giải thích

Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam bao gồm 4 đặc điểm chính

  • Tính kế thừa
  • Tính giá trị
  • Tính thời đại
  • Tính hợp lí.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023