logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh


1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh 


a. Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh

- Ý tưởng kinh doanh là khái niệm chỉ những ý tưởng mang tính sáng tạo và khả thi trong hoạt động kinh doanh, nhằm tạo ra lợi nhuận.

- Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh giúp người kinh doanh xác định những vấn đề cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Kinh doanh mặt hàng gì? (xác định đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ).

+ Kinh doanh thế nào? (tìm ra cách thức mới và hiệu quả để kinh doanh).

+ Kinh doanh cho ai? (xác định mục tiêu kinh doanh).

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

b. Nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

- Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực của chủ thể kinh doanh. 

- Cơ hội bên ngoài bắt nguồn từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,...


2. Khái niệm cơ hội kinh doanh và tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh

- Cơ hội kinh doanh nảy sinh từ những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nó có thể đến từ các nguồn bên ngoài hoặc được chủ động tạo ra bởi thực thể kinh doanh.

- Một ý tưởng kinh doanh được coi là cơ hội kinh doanh khi nó bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại, khả năng tồn tại lâu dài, sinh lời và có tiềm năng vào đúng thời điểm.

- Chủ doanh nghiệp cần đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để xác định đó có phải là cơ hội kinh doanh tốt hay không, từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, khai thác cơ hội, khắc phục điểm yếu và thách thức cho doanh nghiệp. thành công.


3. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh

- Năng lực lãnh đạo: định hướng chiến lược, năng động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội kinh doanh.

- Năng lực quản lí: tổ chức, thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh,...

- Năng lực chuyên môn: có kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh.

- Năng lực học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng,...


4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu 1: Theo em, định nghĩa của kinh doanh được hiểu như thế nào?  

A. Kinh doanh là các hoạt động mang sức lao động để tạo ra các vật chất cần thiết cho cuộc sống

B. Kinh doanh là các hoạt động đầu tư sản xuất, mua bá, cung ứng dịch vụ do các chủ kinh doanh tiến hành một cách độc lập, thường vì mục đích tạo ra lợi nhuận

C. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giúp người lao động và người sử dụng lao động có thể tìm được các tiếng nói chung trong việc kí kết hợp đồng lao động

D. Là hoạt động mà bất cứ ai cũng có thể làm để tạo ra giá trị cho bản thân

Câu 2: Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Giải thích

Đối với người kinh doanh, thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội - đó là biểu hiện cho năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?

A. Tính trừu tượng, phi thực tế.

B. Tính mới mẻ, độc đáo.

C. Lợi thế cạnh tranh.

D. Tính khả thi.

Giải thích

Một ý tưởng kinh doanh tốt sẽ có những dấu hiệu nhận diện như tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính khả thi; lợi thế cạnh tranh; tính hữu dụng. Vì vậy tính trừu tượng, phi thực tế không phải là dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt.

Câu 4: Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Câu 5: Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Giải thích

Đối với người kinh doanh, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023