logo
ADVERTISEMENT

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thị trường lao động và việc làm theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 5: Thị trường lao động và việc làm


1. Lao động và thị trường lao động


a. Khái niệm lao động

- Lao động là hoạt động của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội.

- Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.

- Lao động là một bộ phận của dân số và được hưởng lợi ích của quá trình phát triển.

- Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động, được trả lương và chịu sự quản lí của người sử dụng.


b. Thị trường lao động

- Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động thông qua các thoả thuận về giá cả và các điều kiện làm việc khác trên cơ sở một hợp đồng lao động.

- Thị trường lao động cấu thành bởi cung, cầu và giá cả sức lao động.

- Để hoạt động hiệu quả, thị trường lao động cần có các quyền tự do mua, bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và hệ thống các chính sách liên quan đến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường.


2. Việc làm và thị trường việc làm

- Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập và có ý nghĩa quan trọng với mỗi người

- Thị trường việc làm là nơi giao dịch mua bán việc làm và xác định mức tiền công

- Có 2 loại việc làm là: Việc làm chính thức (toàn thời gian) và không chính thức (bán thời gian)

- Thị trường việc làm kết nối cung-cầu lao động thông qua các phiên giao dịch, trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, các thông tin tuyển dụng trên phương tiện thông tin đại chúng để người lao động có thông tin và tiếp cận được cơ sở tuyển dụng.


3. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

- Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Thị trường việc làm giúp kết nối nhà tuyển dụng và người lao động để tìm được chỗ làm phù hợp và người thích hợp.

- Thị trường việc làm giúp thị trường lao động đạt đến trạng thái cân bằng cung - cầu lao động.


4. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường

- Thị trường lao động ở Việt Nam đang có 4 xu hướng: tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm, lao động giản đơn yếu thế, và xu hướng lao động "phi chính thức" gia tăng.

- Chiến lược tuyển dụng phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Để có việc làm phù hợp, học sinh cần có kiến thức về nghề nghiệp, trau dồi kĩ năng, nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường lao động, tự đánh giá sở trường, nguyện vọng và điều kiện của bản thân.

>>> Xem toàn bộ: 

- Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

- Soạn Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

- Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

- Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thị trường lao động và việc làm theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

ADVERTISEMENT