Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thất nghiệp theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.
Bài 4: Thất nghiệp
- Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
- Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
+ Thất nghiệp tự nhiên: bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
+ Thất nghiệp chu kì: phụ thuộc vào giai đoạn của chu kì kinh tế.
- Phân loại theo tinh chất:
+ Thất nghiệp tự nguyện: do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp.
+ Thất nghiệp không tự nguyện: người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tìm được việc làm.
- Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật, tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có, do thiếu kĩ năng làm việc,...
- Nguyên nhân khách quan: do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
- Thất nghiệp gây ảnh hưởng nặng nề đến cá nhân, nền kinh tế và đời sống xã hội.
+ Với người bị thất nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, kiến thức chuyên môn và nghề nghiệp.
+ Với doanh nghiệp, thất nghiệp dẫn đến giảm nhu cầu xã hội, cơ hội kinh doanh giảm và nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.
+ Với nền kinh tế, thất nghiệp tăng gây lãng phí nguồn lực, suy thoái kinh tế và suy giảm ngân sách nhà nước.
+ Với chính trị-xã hội, thất nghiệp gia tăng gây ra hiện tượng tiêu cực trong xã hội, gây ra những xáo trộn trong trật tự xã hội, hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình tăng lên.
- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Nhà nước thông tin về tình hình thất nghiệp và đưa ra giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Nhà nước quan tâm đến đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hóa các loại hình trường lớp và hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.
>>> Xem toàn bộ:
- Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Soạn Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thất nghiệp theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.