logo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 3: Lạm phát

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát

1. Khái niệm và các loại hình lạm phát


a. Khái niệm lạm phát

- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.


b. Các loại hình lạm phát

- Có 3 loại lạm phát dựa trên mức độ tăng giá cả: lạm phát vừa phải (0% - dưới 10%), lạm phát phi mã (10% - 1.000%), siêu lạm phát (>1.000%)

- Lạm phát vừa phải được coi là ổn định với tốc độ thay đổi giá cả chậm.

- Lạm phát phi mã gây bất ổn nghiêm trọng với tốc độ thay đổi giá cả nhanh, đồng tiền mất giá, lãi suất giảm và người dân tránh giữ tiền mặt.

- Siêu lạm phát là loại lạm phát nghiêm trọng nhất với tốc độ tăng giá cả vượt xa lạm phát phi mã, dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế.


2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

- Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát bao gồm:

+ Tăng chi phí sản xuất: tăng giá các yếu tố đầu vào sản xuất như nhiên liệu, nguyên liệu,... dẫn đến tăng chi phí sản xuất, từ đó giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường tăng và gây lạm phát.

+ Cầu tăng cao: tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi, dẫn đến mức giá chung tăng gây lạm phát.

+ Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi phát hành quá nhiều tiền, người dân sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hoá, gây tăng giá cả hàng hoá và lạm phát.


3. Hậu quả của lạm phát 

- Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội.

- Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, gây suy thoái kinh tế và tăng thất nghiệp.

- Giá cả hàng hoá tiếp tục tăng gây đầu cơ và tình trạng khan hiếm, nhiễu loạn thị trường.

- Lạm phát cao làm giảm mức sống của người dân, mất việc làm, gia đình gặp khó khăn.

- Lạm phát kéo dài có thể gây khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.

- Mức độ lạm phát vừa phải có thể kích thích phát triển kinh doanh.


4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

- Cần duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép bằng cách theo dõi biến động giá cả trên thị trường.

- Đưa ra các chính sách và biện pháp điều tiết để kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, bao gồm chính sách tiền tệ và tài chính, hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn, tăng cường quản lí thị trường, sử dụng dự trữ quốc gia để bình ổn cung – cầu và giá trên thị trường.


5. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 3: Lạm phát

Câu 1: Mức độ lạm phát vừa phải sẽ

A. Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

B. Không có tác động gì tới nền kinh tế.

C. Kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

D. Đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Giải thích

Lạm phát đều có những mặt lợi và mặt hại riêng. Nếu lạm phát cao sẽ gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội và ngược lại, nếu lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.

B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.

C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.

D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.

Câu 3: Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?

A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.

C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.

Giải thích

Tình trạng lạm phát tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng cách làm cho chi phí đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao. Từ đó, các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh, khiến cho sản lượng hàng hóa sụt giảm.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.

B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.

C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.

D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.

Câu 5: Tình trạng lạm phát không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Chi phí sản xuất tăng cao.

B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.

C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.

D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Giải thích

- Các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát:

+ Chi phí sản xuất như: nguyên - nhiên - vật liệu, nhân công, thuế,… tăng cao.

+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng.

+ Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023