Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.
Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
- Soạn Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 7
- Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.
- Phản ứng hoá học xảy ra với những tốc độ rất khác nhau, có phản ứng xảy ra rất nhanh như phản ứng đốt cháy và phản ứng xảy ra rất chậm như sự gỉ sắt.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học bao gồm diện tích bề mặt tiếp xúc, nhiệt độ, nồng độ, sự có mặt của chất xúc tác và chất ức chế. Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh. Vi dụ: nấu cháo từ bột gạo nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo.
- Diện tích bề mặt tiếp xúc: Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
- Nhiệt độ: Tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
- Nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học. Nếu nồng độ càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.
- Chất xúc tác và ức chế:
+ Chất xúc tác tăng tốc độ phản ứng, không bị thay đổi sau phản ứng.
+ Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng. Các chất bảo quản là loại chất ức chế được sử dụng trong thực phẩm để ngăn ngừa sự thối rữa hay hư hỏng.
>>> Xem toàn bộ:
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
- Soạn Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
- Sơ đồ tư duy Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.