logo

(Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 17. Kinh tế Hoa Kỳ

Soạn Địa lí 11 Cánh Diều Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ


I. Nền kinh tế hàng đầu thế giới

- GDP của Hoa Kỳ đạt gần 21 nghìn tỉ USD năm 2020, chiếm gần 1/4 GDP toàn thế giới, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 63,593 USD.

- Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới về phát triển kinh tế và nhiều ngành kinh tế có hàm lượng khoa học - công nghệ và năng suất lao động cao, nhiều sản phẩm chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

- Hoa Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực trao đổi thương mại tài sản trí tuệ, với cơ cấu kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Nguyên nhân làm cho Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới là vị trí địa lý, nguồn lao động có trình độ kĩ thuật, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chú trọng sử dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, và có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.


II. Các nghành kinh tế


1. Dịch vụ

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP và thu hút đa số lao động Hoa Kỳ.

- Năm 2020, dịch vụ chiếm 80,1% GDP và trên 80% lực lượng lao động xã hội.

- Khu vực dịch vụ đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực.

+ Hệ thống giao thông vận tải rộng khắp và hiện đại.

- Đường ô tô: Hoa Kỳ có khoảng 6,5 triệu km đường ô tô, trong đó có 80 nghìn km đường cao tốc.

- Đường sắt: Tổng chiều dài lớn nhất thế giới với hơn 250 nghìn km, phân bố khắp đất nước.

- Đường sông, hồ: Dài trên 41 nghìn km, hệ thống sông Mi-xi-xi-pi chiếm tỉ trọng lớn.

- Đường biển: Có vai trò hết sức quan trọng trong xuất nhập khẩu, đội tàu biển lớn, các cảng biển lớn.

- Đường hàng không: Hoa Kỳ có hơn 19 nghìn sân bay, vận chuyển khối lượng hành khách rất lớn.

+ Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.

- Viễn thông của Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới, nhiều vệ tinh nhất thế giới và thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

- Hoạt động viễn thông tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp ven Thái Bình Dương.

+ Du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

- Năm 2019, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 2,6% GDP với hơn 79,5 triệu lượt khách đến.

+ Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương.

- Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn, thị trường rộng khắp toàn cầu.

- Hoa Kỳ xuất khẩu chủ yếu là: đậu tương, ngô, hoa quả, hoá chất, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng.... và nhập khẩu chủ yếu là: thuỷ sản, hoa quả, thiết bị công nghiệp, dầu thô,...

- Các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ là: Trung Quốc, Canada, Mê-hi-cô, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ,...

+ Hoa Kỳ có nền nội thương mạnh với thị trường lớn nhất thế giới cho cả hàng hoá và dịch vụ, phân bố rộng khắp đất nước và có nhiều thương hiệu lớn.

- Thương mại điện tử là yếu tố quan trọng đẩy mạnh nội thương Hoa Kỳ.

- Thị trường tài chính Hoa Kỳ là lớn nhất và có sức ảnh hưởng đến toàn cầu, với Niu Y-oóc là trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng nhất của nước này.

- Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài với hơn 232 tỉ USD trong năm 2020.


2. Công nghiệp

- Hoa Kỳ có nền công nghiệp đa dạng, đóng góp 18,4% vào giá trị GDP (năm 2020).

- Khai thác dầu mỏ và sản xuất điện nguyên tử đứng đầu thế giới.

- Công nghiệp điện tử — tin học phát triển mạnh với các sản phẩm như chất bản dẫn, bộ vi mạch, thiết bị máy tính đứng thứ hai thế giới.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đứng đầu thế giới với một lực lượng lao động có tay nghề cao, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi.

- Hoa Kỳ là cường quốc hàng không vũ trụ, đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực: tên lửa, vệ tinh và các lĩnh vực khác liên quan.

- Công nghiệp thực phẩm có sản phẩm phong phú, phát triển mạnh.

- Công nghiệp hoá chất, cơ khí giao thông vận tải và luyện kim là các ngành phát triển mạnh tại các bang địa phương khác nhau.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp phân bố tập trung và phát triển sớm ở các bang ven Đại Tây Dương và trung tâm khu vực Đông Bắc, và sau đó mở rộng sang các bang phía nam và ven Thái Bình Dương.


3. Nông nghiệp

- Hoa Kỳ có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới (143,2 tỉ USD, 2020), chủ yếu trên các trang trại quy mô lớn và sử dụng kĩ thuật hiện đại. Trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất gỗ tròn đều phát triển mạnh. Đánh bắt thuỷ sản sản lượng đạt 4,3 triệu tấn (2020).

- Vùng Đông Bắc: Vùng kinh tế phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, nổi bật với các ngành công nghiệp và lâm nghiệp, sản xuất cây ăn quả, rau xanh và chăn nuôi bò. Trung tâm kinh tế lớn gồm Niu Y-oóc, Bô-xtơn và Pít-xbớc.

- Vùng Trung Tây: Vùng nông nghiệp phân bố tập trung ở các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa phía nam và đông nam Ngũ Hồ, đồng bằng Trung tâm có các vành đai ngô, lúa mì. Công nghiệp chế biến và khai khoáng phát triển mạnh ở các bang phía nam và đông nam Ngũ Hồ. Trung tâm kinh tế lớn gồm Si-ca-gô, Đi-tơ-roi và Mi-nê-a-pô-lít.

- Vùng Nam: Nổi bật với các ngành khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ và điện tử. Sản xuất các nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trung tâm kinh tế lớn gồm Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Da-lát, Át-lan-ta và Mem-phit.

- Vùng Tây: Gồm các bang ven Thái Bình Dương và các bang trong hệ thống Coóc-đi-e, với các ngành công nghiệp và nông nghiệp đa dạng.


III. Trắc nghiệm Địa 11 Cánh Diều Bài 17 (có đáp án)

Câu 1. Ngành nào sau đây hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu lớn và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì?

A. Ngân hàng và tài chính.

B. Du lịch và thương mại.

C. Hàng không và viễn thông.

D. Vận tải biển và du lịch.

Câu 2. Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?

A. Nhiệt điện.

B. Điện địa nhiệt.

C. Điện gió.

D. Điện mặt trời.

Câu 3. Hình thức tổ chức chủ yếu trong nông nghiệp Hoa Kì là

A. hợp tác xã.

B. hộ gia đình.

C. trang trại.

D. nông trường.

Giải thích:

Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại, đạt năng suất cao. 

Câu 4. Động lực phát triển nền kinh tế của Hoa Kì là

A. sức mua của dân cư lớn.

B. bán sản phẩm công nghiệp.

C. chính sách phát triển tốt. 

D. chuyên môn hoá sản xuất.

Giải thích:

Với dân số đông thứ 3 trên thế giới (trên 300 triệu người)  sức mua của người dân lớn và là động lực cho nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển, tạo nên một thị trường nội địa nhộn nhịp.

Câu 5. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm nào sau đây?

A. 1954.

B. 1959.

C. 1994. 

D. 1995.

Giải thích:

Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào ngày 11 tháng 7 năm 1995. Hai nước tuyên bố gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước, bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 17. Kinh tế Hoa Kỳ theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 09/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023