logo

Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

Soạn Địa lí 11 Cánh Diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á


I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên


1. Vị trí địa lí

- Khu vực Tây Nam Á bao gồm bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và một phần nội địa châu Á với diện tích khoảng 7 triệu km2.

- Tây Nam Á là cầu nối giữa ba châu lục Á, Âu và Phi, nằm từ vĩ độ 12°B đến 42°B, tiếp giáp nhiều vùng biển và đang trên đường biển nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

- Khu vực này có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn nhất thế giới, thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển và công nghiệp dầu khí.

- Tuy nhiên, vị trí khắc nghiệt của Tây Nam Á gây khó khăn cho phát triển do thời tiết, khí hậu và xung đột về biên giới và tài nguyên.


2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Địa hình, đất

- Khu vực Tây Nam Á có địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên. Núi phân bố ở phía bắc, đông bắc và phía tây nam của bán đảo A-ráp, với nhiều dãy núi cao như En-buốc, Hin-đu Cục... Sơn nguyên phân bố ở trung tâm và phần lớn bán đảo A-ráp, với các hoang mạc cát như Nê-phút, Rúp-en Kha-li, Xi-ri. Khu vực này khô cằn, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước đã đầu tư thuỷ lợi.

- Đồng bằng phân bố ở giữa khu vực và ven biển, đa phần thấp bằng phẳng. Đồng bằng Lưỡng Hà là lớn nhất, phần phía bắc có độ cao khoảng 200-400m, phần phía nam thấp hơn với độ cao dưới 100m. Các đồng bằng bồi tụ do sông có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và tập trung đông dân cư.

b) Khí hậu

- Tây Nam Á có khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới, phân hoá theo chiều bắc-nam.

- Vùng núi phía bắc có nhiệt độ trung bình 15-20°C và lượng mưa lớn, phía nam mưa ít hơn.

- Một số hoang mạc có nhiệt độ lên đến 45-50°C và rất ít mưa.

- Khí hậu ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế, dân cư tập trung ở vùng thuận lợi, trồng trọt khó khăn ở vùng nội địa.

c) Sông, hồ

- Các sông ngắn, ít nước, không chảy thường xuyên; nguồn nước từ băng và tuyết tan trên núi.

- Sông Ti-gro và O-phrat là hai sông lớn nhất; bồi đắp nên đồng bằng Lưỡng Hà, cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi; khu vực đã hình thành nền văn minh Lưỡng Hà.

- Có một số hồ như: hồ Van, hồ U-mi-a, Biển Chết,... có giá trị du lịch

d) Biển

- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như: Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và các đại dương lớn là Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương đã tạo thuận lợi để Tây Nam Á mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, khai thác khoáng sản, hải san....).

e) Sinh vật

- Hệ sinh vật Tây Nam Á nghèo nàn, chịu hạn.

- Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến.

- Ven bờ Địa Trung Hải có mưa nhiều hơn, phát triển rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải; phía đông cây bụi thấp và thưa.

g) Khoáng sản

- Tây Nam Á giàu khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm nửa lượng trữ lượng thế giới.

- Dầu mỏ phân bố dọc vịnh Péc-xích và đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí tự nhiên chiếm 40% lượng trữ lượng thế giới và là tiềm năng phát triển kinh tế của nhiều quốc gia ở khu vực này.

- Ngoài ra, Tây Nam Á còn có các loại khoáng sản khác như đồng, sắt, than, crôm...


II. Dân cư và xã hội


1. Dân cư

- Tây Nam Á có số dân năm 2020 là 402,5 triệu người, chiếm 5,1% dân số thế giới, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là gần 1,6%, có sự thay đổi cơ cấu dân số với giảm tỉ lệ dân số ở nhóm từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên. Khu vực có sự chênh lệch lớn về phân bố dân cư, dân cư tập trung đông ở đô thị lớn và vùng ven Địa Trung Hải, đồng bằng Lưỡng Hà và thưa thớt ở khu vực núi cao và hoang mạc.

- Tây Nam Á là khu vực có nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên, chiếm khoảng 1/2 trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Ngoài ra, còn có các loại khoáng sản khác như đồng, sắt, than, crôm...

- Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác. Tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Tây Nam Á khá cao, hầu hết các nước trong khu vực có tỉ lệ dân thành thị trên 70%. Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.


2. Xã hội

- Đặc điểm xã hội của khu vực Tây Nam Á bao gồm: nền văn hoá đặc thù, đa dạng tôn giáo với phần lớn dân cư theo đạo Hồi, sự chênh lệch trong mức sống, y tế và giáo dục giữa các nước và vùng miền, sự bất ổn, xung đột liên quan đến biên giới, sắc tộc và tôn giáo.

- Những đặc điểm xã hội này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á. Sự chênh lệch về mức sống, y tế và giáo dục gây ra sự bất công và phân hóa trong xã hội, khiến cho việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững trở nên khó khăn. Sự xung đột, bất ổn cũng làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư trong khu vực.


III. Tình hình phát triển kinh tế

- Trước khi có ngành công nghiệp khai khoáng, dân cư Tây Nam Á sống chủ yếu bằng nông nghiệp, buôn bán và thủ công. Sau đó, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực phát triển kinh tế. GDP của khu vực đạt khoảng hơn 3.000 tỉ USD, với sự chênh lệch lớn giữa các nước.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng bởi giá dầu, xung đột, dịch bệnh và nguyên nhân khác.

- Cơ cấu kinh tế hiện tại: ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp khai thác dầu mỏ và nông nghiệp có tỉ trọng thấp.

- Nhiều nước đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề và đổi mới chính sách để phát triển kinh tế khu vực.


IV. Trắc nghiệm Địa 11 Cánh Diều Bài 14 (có đáp án)

Câu 1. Kinh tế của nhiều quốc gia Tây Nam Á phụ thuộc vào loại khoáng sản nào sau đây?

A. Bô-xít.

B. Dầu mỏ.

C. Vàng. 

D. Kim cương.

Giải thích:

Nhờ có lợi thế về nguồn tài nguyên, kinh tế của nhiều nước trong khu vực Tây Nam Á chủ yếu dựa vào khai thác dầu mỏ khí tự nhiên.

Câu 2. Năm 2020, quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP lớn nhất?

A. A-rập Xê-út.

B. Thổ Nhĩ Kỳ.

C. I-xra-en. 

D. Li-băng.

Câu 3. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm ở vĩ độ rất cao, hệ động thực vật phong phú.

B. Khí hậu khô hạn, giàu có dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. Khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên lâm sản và đất. 

D. Khí hậu lạnh, giàu khoáng sản, nhiều đồng bằng.

Giải thích:

Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc biệt:

- Khí hậu:

+ Phân hóa theo chiều Bắc - Nam.

+ Có 2 kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt (nóng và khô hạn bậc nhất thế giới)

- Hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài sinh vật chịu được hạn.

- Là khu vực giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?

A. Có quy mô GDP tăng lên liên tục.

B. Chịu tác động của nhiều nhân tố.

C. I-xra-en có quy mô GDP nhỏ nhất. 

D. Quy mô khác nhau giữa các nước.

Giải thích:

GDP của Tây Nam Á tiếp tục tăng trưởng. Năm 2020, GDP của khu vực là 3.184,4 tỷ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu. Quy mô GDP có sự khác biệt giữa các quốc gia và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Khu vực Tây Nam Á có GDP cao nhất (2020) đối với nhiều quốc gia như: Thổ Nhĩ Kỳ (720,0 tỉ USD), A-rập Xê-út (703,4 tỉ USD), I-xra-en (407,1 tỉ USD),… 

=> I-xra-en có quy mô GDP nhỏ nhất là không đúng.

Câu 5. Thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ

A. Nền sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp dầu khí.

B. Nền sản xuất nông nghiệp sang hàng thủ công nghiệp.

C. Nền sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ nông nghiệp. 

D. Nền sản xuất công nghiệp sang hoạt động thương mại.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 08/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023