logo

(Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

Soạn Địa lí 11 Cánh Diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á


I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên


1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia thuộc lục địa và hải đảo, diện tích khoảng 4,5 triệu km.

- Vùng nằm từ vĩ độ 28°B đến 10N, có vị trí đặc biệt quan trọng trên con đường biển quốc tế, nối các châu lục với nhau, và có eo biển Ma-lắc-ca.

- Đông Nam Á là khu vực kinh tế phát triển năng động châu Á - Thái Bình Dương, có lãnh thổ rộng thuận lợi cho giao lưu, phát triển các ngành kinh tế, đa dạng văn hoá.

- Tuy nhiên, khu vực thường xuyên bị thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.


2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Địa hình, đất

Đông Nam Á có địa hình đa dạng, bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển,...

- Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phân bố ở cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Ở Đông Nam Á lục địa, nhiều dãy núi cao hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam, bao gồm Trường Sơn, Tan, A-ra-can,...

+ Các cao nguyên rộng nằm xen kẽ với các dãy núi như San, Xiêng Khoảng,...

+ Ở Đông Nam Á hải đảo chủ yếu là núi trẻ với nhiều hướng khác nhau và nhiều núi lửa đang hoạt động, khu vực này có đất fe-ra-lit là chủ yếu.

- Địa hình đồng bằng: chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa, bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Sa-lu-en,...

+ Là nơi có đất phù sa màu mỡ, còn có các đồng bằng ven biển.

- Địa hình bờ biển đa dạng với nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, bãi cát,...

- Địa hình và đất đai thuận lợi cho phát triển các hoạt động sản xuất:

+ Khu vực đồi núi thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, tạo cảnh quan cho du lịch,...

+ Khu vực đồng bằng thuận lợi cho giao thương, trồng lúa nước và các cây hằng năm khác,...

Tuy nhiên, các vùng núi cao và trũng thấp gặp nhiều trở ngại trong giao thông vận tải, ngập úng vào mùa mưa hay chịu tác động của thuỷ triều, gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế.

b) Khí hậu

- Đông Nam Á có khí hậu phân hoá đa dạng với các đới và kiểu khí hậu khác nhau như: cận nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo, các khu vực núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. Nhiệt độ cao, trung bình năm trên 20 °C; lượng mưa trung bình từ 1 300 mm đến trên 2.000 mm; độ ẩm lớn trên 80 %. Phần phía bắc của Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh.

- Khí hậu thuận lợi cho nền nông nghiệp nhiệt đới và phát triển rừng quanh năm. Tuy nhiên, thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... thường xảy ra và gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

c. Sông hồ

- Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông nhiều nước, hàm lượng phù sa lớn, chế độ nước sông theo mùa.

- Sông lớn tập trung ở khu vực lục địa như: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam,...

- Đông Nam Á có nhiều hồ, giữ vai trò quan trọng nhất là Biển Hồ ở Cam-pu-chia.

- Sông, hồ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, tạo cảnh quan cho du lịch.

- Các sông ở miền núi có giá trị thuỷ diện. Hồ còn có vai trò điều tiết nước, hạn chế lũ lụt cho vùng đồng bằng.

Tuy nhiên, vào mùa mưa, sông thường xuyên gây lũ lụt, gây hậu quả cho đời sống và sản xuất.

d) Biển

- Đông Nam Á có vùng biển rộng, ngư trường lớn, bãi biển đẹp, khoáng sản và sinh vật biển phong phú. Điều kiện này giúp phát triển giao thông đường biển, hải cảng, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối.

- Biển cung cấp năng lượng từ thuỷ triều và gió.

- Tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển được quan tâm.

e) Sinh vật

- Tài nguyên sinh vật Đông Nam Á phong phú và đa dạng, với diện tích rừng khoảng 2 triệu km.

- Rừng chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm, có tính đa dạng sinh học cao.

- Tài nguyên sinh vật tạo điều kiện cho khai thác lâm sản, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

- Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học là cần thiết để phát triển kinh tế bền vững.

g) Khoáng sản

- Đông Nam Á có khoáng sản đa dạng như: sắt, ni-ken, đồng, thiếc, than, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên.

- Thiếc chiếm khoảng 70% trữ lượng thế giới, tập trung ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.

- Đồng có nhiều ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

- Dầu mỏ, khí tự nhiên và than có ở nhiều nước như: In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Việt Nam.

- Khoáng sản là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và xuất khẩu của nhiều nước.


II. Dân cư và xã hội


1. Dân cư

- Đông Nam Á có số dân đông và tăng nhanh, chiếm 8,6% dân số thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần, tập trung già hoá dân số.

- Mật độ dân số trung bình của khu vực khoảng 148 người/km2 và có sự chênh lệch giữa các quốc gia. Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.

- Tỉ lệ dân thành thị của khu vực trên 49%, một số quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao như: Xin-ga-po là 100%, Bru-nây là 78,3%, Ma-lai-xi-a là 77,2%.

- Đông Nam Á là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, góp phần tạo nên nền văn hoá đa dạng và giàu bản sắc.

- Đặc điểm dân cư tạo cho Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng cũng gây sức ép về việc giải quyết vấn đề như việc làm, nhà ở,...


2. Xã hội

- Đông Nam Á có nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc do vị trí giao thoa nền văn hoá lớn và lịch sử phát triển lâu dài.

- Giáo dục và y tế phát triển tốt, đặc biệt ở Xin-ga-po.

- HDI tăng và khác nhau ở từng quốc gia.

- Đông Nam Á có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Ki-tô giáo.


III. Kinh tế


1. Tình hình phát triển kinh tế chung

- Các nước Đông Nam Á chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và hiện đại hóa nền kinh tế.

- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng nhanh và In-đô-nê-xi-a là nước có GDP cao nhất.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước.

- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch tích cực.


2. Các ngành kinh tế

a) Nông nghiệp

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp: diện tích đất trồng trọt lớn, đất phù sa và fe-ra-lit, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn lao động đông và giàu kinh nghiệm.

- Nông nghiệp Đông Nam Á phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp xanh và đầu tư máy móc và thiết bị trong sản xuất, chiếm tỷ trọng cao trong GDP, đóng góp vào giải quyết vấn đề lương thực và tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu.

- Cây lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Đông Nam Á cũng trồng nhiều cây ăn quả và các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, dừa, mía.

- Ngoài ra, ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á đang phát triển nhanh và góp phần giải quyết vấn đề thực phẩm, tạo mặt hàng xuất khẩu. Các nước nuôi nhiều là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

b) Công nghiệp

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp như nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Công nghiệp phát triển nhanh và đóng góp 35,2% GDP của khu vực.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, tập trung vào các ngành cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản. Các trung tâm công nghiệp lớn là: Xin-ga-po, Băng cốc, Ma-ni-la, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các nước Đông Nam Á đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp khoa học kĩ thuật cao, sử dụng ít nguyên liệu, tiêu tốn ít năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

- Công nghiệp cơ khí là động lực phát triển kinh tế quan trọng, các sản phẩm của ngành này bao gồm ô tô, tàu biển, máy nông nghiệp. Các nước Đông Nam Á đã tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết và tận dụng công nghệ hiện đại để phát triển ngành này.

- Công nghiệp điện tử - tin học là ngành mũi nhọn phát triển rất nhanh và rất đa dạng. Các nước có công nghiệp điện tử - tin học phát triển là: Xin-ga-po, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Việt Nam. Ngành này thu hút nhiều đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

- Công nghiệp thực phẩm đóng vai trò chủ đạo, mang lại giá trị cao và đóng góp đáng kể vào GDP của nhiều nước. Các sản phẩm của ngành đa dạng như thực phẩm đông lạnh, thực phẩm sấy khô và các loại thuỷ sản.

c) Dịch vụ

- Dịch vụ: đóng góp cao trong GDP khu vực, đa dạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ. Giao thông vận tải: đa dạng, mở rộng khắp khu vực, phát triển các phương tiện vận tải, cảng biển và đầu mối giao thông quan trọng. Bưu chính viễn thông: tăng trưởng nhanh, đổi mới phương tiện và thiết bị viễn thông, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Du lịch: tài nguyên phong phú, UNESCO công nhận di sản, các bãi biển đẹp, các nước có doanh thu du lịch cao là Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a.

- Hoạt động ngoại thương phát triển với một số mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu đa dạng.

+ Cao su tự nhiên và gạo chiếm thị phần lớn trên thế giới.

+ Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Đông Nam Á được mở rộng ở nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới.

- Hoạt động nội thương góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của khu vực.

- Hình thức và sản phẩm đa dạng, bao gồm cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại, và thương mại điện tử.

+ Tài chính ngân hàng đang được mở rộng và hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển và hợp tác sâu rộng với thế giới.

- Nhiều tổ chức ngân hàng tài chính lớn đã đặt trụ sở ở Đông Nam Á, với Xin-ga-po là trung tâm tài chính ngân hàng lớn hàng đầu thế giới.


III. Trắc nghiệm Địa 11 Cánh Diều Bài 11 (có đáp án)

Câu 1. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.

C. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.

D. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.

Giải thích:

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng, nguyên nhân là do tại khu vực này, các cường quốc thường cạnh tranh và là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.

Câu 2. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. Diện tích rừng rộng lớn.

B. Giàu có về khoáng sản.

C. Vùng biển nhiều thủy sản.

D. Có nền kinh tế phát triển.

Câu 3. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma.

B. Phía nam Việt Nam.

C. Phía bắc của Lào.

D. Phía bắc Phi-lip-pin.

Giải thích:

Mi-an-ma là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về nên phía bắc của quốc gia này vẫn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông lạnh.

Câu 4. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. Phát triển thủy điện.

B. Phát triển lâm nghiệp.

C. Phát triển chăn nuôi.

D. Phát triển kinh tế biển.

Giải thích:

Với lợi thế vùng biển rộng lớn thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á có vùng biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản, nhiều hải cảng, bãi biển đẹp, tạo thuận lợi cho hầu hết quốc gia trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển.

Câu 5. Khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là

A. Có địa hình núi hiểm trở.

B. Không có đồng bằng lớn.

C. Lượng mưa trong năm nhỏ.

D. Xuất hiện nhiều thiên tai.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023