logo

(Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 5. Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Soạn Địa lí 11 Cánh Diều Bài 5: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Sơ đồ tư duy Địa lí 11 Cánh Diều Bài 5: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu


I. Một số vấn đề an ninh toàn cầu


1. An ninh lương thực

- An ninh lương thực là sự đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho người dân, tránh thiếu hụt, đói kém.

- Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực đang gia tăng, 345 triệu người thiếu lương thực trên toàn thế giới năm 2020.

- Nguyên nhân: xung đột, thiên tai, dịch bệnh, bùng nổ dân số,...

- Giải pháp: cung cấp lương thực khẩn cấp, tăng sản xuất, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường vai trò các tổ chức quốc tế.


2. An ninh năng lượng 

- An ninh năng lượng là sự đảm bảo năng lượng đủ, sạch và giá rẻ. Là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

- Thách thức về an ninh năng lượng gồm: cạn kiệt nguồn năng lượng, tăng tiêu thụ, nguy cơ gián đoạn nguồn cung, khủng hoảng thiếu năng lượng.

- Giải pháp: tiết kiệm năng lượng, khai thác tài nguyên hợp lí, phát triển năng lượng tái tạo và mới, bảo vệ môi trường. Tổ chức quốc tế, khu vực thúc dẩy chính sách và hợp tác để đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.


3. An ninh nguồn nước

- An ninh nguồn nước là đảm bảo số lượng và chất lượng nước phục vụ cho nhiều mục đích và bảo vệ khỏi các dịch bệnh và thiên tai liên quan đến nước.

- Vấn đề an ninh nguồn nước trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm ô nhiễm, khan hiếm, sử dụng kém hiệu quả và tranh chấp nguồn nước. Đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, với cơ chế quản lí thống nhất của chính quyền ở từng khu vực.

- Giải pháp: Xây dựng hệ thống thuỷ lợi và công nghệ xử lí nước, và sử dụng nguồn nước tiết kiệm.


4. An ninh mạng

An ninh mạng là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng, không gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lí hành vi xâm phạm an ninh mạng.

- Việc bảo vệ an ninh mạng cần phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, quốc gia trên thế giới và có các giải pháp như xây dựng luật an ninh mạng phù hợp ở từng quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

Ngoài các vấn đề trên, nhiều quốc gia hiện nay cũng đang gặp phải các vấn đề khác như: chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, đặt ra nhiều thách thức đối với an ninh toàn cầu.

Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 5. Một số vấn đề an ninh toàn cầu

II. Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình

- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

- Các vấn đề như đói nghèo, phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, xung đột vũ trang, biển đổi khí hậu, tranh chấp biên giới, lãnh thổ... đang diễn ra ở một số khu vực trên thế giới, trở thành mối đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế.

- Việc bảo vệ hoà bình trên thế giới có ý nghĩa to lớn, nhằm hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung và đảm bảo các quyền của con người.

- Để bảo vệ hoà bình, các quốc gia cần tăng cường đối thoại, loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tham gia tích cực vào lực lượng giữ gìn hoà bình Liên hợp quốc, và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia để nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế.


III. Trắc nghiệm Địa 11 Cánh Diều Bài 5

Câu 1. Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu.

B. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán.

C. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt. 

D. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng.

Câu 2. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ viết tắt là

A. IEA.

B. OPEC.

C. WTO. 

D. MRC.

Câu 3. Tình trạng thiếu dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở châu lục nào sau đây?

A. Châu Á.

B. Châu Phi.

C. Châu Âu. 

D. Châu Mĩ.

Câu 4. Hiện nay, thế giới phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng

A. hạt nhân.

B. tái tạo.

C. hóa thạch. 

D. thủy điện.

Giải thích:

Hiện nay, thế giới vẫn phụ thuộc chủ yếu nhiều vào năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, trữ lượng này đang có xu hướng giảm và đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tương lai.

Câu 5. Uỷ hội sông Mê Công gồm không có quốc gia nào sau đây?

A. Mi-an-ma.

B. Thái Lan.

C. Cam-pu-chia. 

D. Việt Nam.

Giải thích:

Uỷ hội sông Mê Công là một tổ chức được thành lập vào năm 1995 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác quản lí, phát triển nước và các nguồn tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công, mang lại lợi ích bền vững cho tất cả các nước trong lưu vực. Tổ chức này bao gồm các quốc gia thành viên là: Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. 

Câu 6. Các khu vực có nhiều năng lượng là

A. Tây Nam Á, Trung Á và Mỹ Latinh.

B. Bắc Phi, Đông Nam Á và Nam Phi.

C. Biển Đông, Đông Phi và Tây Nam Á. 

D. Mỹ Latinh, Bắc Á và Đông Nam Á.

Giải thích:

Các khu vực Tây Nam Á, Trung Á và Mỹ Latinh hiện nay đang trở thành mục tiêu cạnh tranh sức ảnh hưởng của các cường quốc. Nguyên nhân và là các khu vực này có vị trí chiến lược về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ, làm cho vấn đề an ninh năng lượng trở nên phức tạp.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 5. Một số vấn đề an ninh toàn cầu theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023