logo

(Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Soạn Địa lí 11 Cánh Diều Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Sơ đồ tư duy Địa lí 11 Cánh Diều Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước


I. Các nhóm nước

Các nước trên thế giới được phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển dựa trên các chỉ tiêu: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNL/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người)

+ GNI/người là chỉ tiêu dùng để đánh giá, so sánh trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia. WB phân chia các nước thành 4 nhóm dựa trên GNI/người năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển khoa học công nghệ. Nó được chia thành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Chỉ số phát triển con người (HDI)

+ HDI phản ánh sức khoẻ, giáo dục và thu nhập của con người và là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Liên hợp quốc phân chia các nước thành 4 nhóm dựa trên HDI năm 2020.


II. Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước


1. Về kinh tế

- Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế:

+ Nhóm các nước phát triển: quy mô lớn, đóng góp to lớn vào kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng ổn định.

+ Nhóm các nước đang phát triển: quy mô nhỏ hơn, đóng góp ít hơn (trừ một số nước), tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Các nước phát triển: công nghiệp hoá sớm, đi đầu trong cách mạng công nghiệp. Cơ cấu chuyển dịch sang kinh tế tri thức, dịch vụ chiếm đóng góp lớn nhất trong GDP.

+ Phần lớn các nước đang phát triển: công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu chuyển dịch sang công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.

- Trình độ phát triển kinh tế:

+ Các nước phát triển: trình độ cao, tập trung vào các ngành khoa học công nghệ và tri thức. Chiếm 70% sản phẩm xuất khẩu về dịch vụ viễn thông, máy tính và công nghệ thông tin (năm 2020).

+ Phần lớn các nước đang phát triển: trình độ phát triển kinh tế còn thấp hơn, một số đang chú trọng vào phát triển các ngành khoa học – công nghệ và tri thức.


2. Về xã hội 

- Dân cư và đô thị hoá:

+ Các nước phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp và cơ cấu dân số già, gây ra vấn đề về nguồn lao động và chi phí phúc lợi xã hội.

+ Đô thị hoá diễn ra từ sớm và tỉ lệ dân thành thị cao, đạt tới 90%, chất lượng cuộc sống cao.

+ Nhiều nước đang phát triển vẫn có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao, dẫn đến áp lực về việc làm.

+ Một số nước đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang già, nhưng kinh tế vẫn chậm phát triển, gây khó khăn về nguồn lao động.

+ Tốc độ đô thị hoá khá nhanh, chất lượng cuộc sống trung bình đến cao ở nhiều nước đang phát triển.

- Giáo dục và y tế:

+ Các nước phát triển có hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình cao.

+ Các nước đang phát triển có hệ thống giáo dục và y tế tiến bộ, số năm đi học trung bình tăng và tuổi thọ trung bình tăng.


III. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Câu 1. Dựa trên cơ sở nào để phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm nước phát triển và đang phát triển?

A. Đặc điểm tự nhiên; dân cư, xã hội.

B. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên.

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

D. Đặc điểm tự nhiên, người lao động.

Câu 2. Người dân ở nhóm nước phát triển thường có tuổi thọ trung bình cao hơn ở nhóm nước đang phát triển do

A. Chủ yếu ăn thức ăn nhanh.

B. Chất lượng cuộc sống cao.

C. Nguồn gốc gen di truyền.

D. Chế độ phúc lợi xã hội tốt.

Giải thích:

Do chất lượng cuộc sống cao về các điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt, y tế, giáo dục tốt nên người dân ở nhóm nước phát triển thường có tuổi thọ trung bình cao hơn ở nhóm nước đang phát triển.

Câu 3. Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.

B. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a.

C. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu.

D. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô-xtrây-li-a.

Giải thích:

Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa), Tây Âu (Anh, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Đức,…), Ô-xtrây-li-a. Đây là những quốc gia có nền kinh tế ở trình độ cao, thu nhập bình quân đầu người lớn.

Câu 4. Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là

A. Bắc Âu, Bắc Mĩ.

B. Đông Á, Tây Nam Á.

C. Bắc Mĩ, Trung Mĩ.

D. Tây Phi, Đông Phi.

Giải thích:

Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là Tây Phi và Đông Phi với  tuổi thọ thấp nhất thế giới 47 tuổi. Đây được coi là châu lục có trình độ phát triển kinh tế thấp, giáo dục y tế kém phát triển, dịch bệnh, đói kém còn diễn ra khắp nơi.

Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không có tác động nào sau đây?

A. Làm xuất hiện nhiều ngành mới.

B. Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường.

C. Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.

D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 6. GNI/người phản ánh điều nào sau đây?

A. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một tỉnh.

B. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước.

C. Văn hóa và năng suất lao động của người dân trong một nước.

D. Giáo dục và năng suất lao động của người dân trong một nước.

Giải thích:

GNI/người phản ánh mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng thu nhập quốc gia chia cho số dân của một nước. 

Câu 7. Các nước có thu nhập ở mức thấp hiện nay hầu hết đều ở

A. châu Âu.

B. Bắc Mĩ.

C. châu Phi. 

D. Bắc Á.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển?

A. GNI bình quân đầu người thấp.

B. Chỉ số phát triển con người thấp.

C. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhỏ. 

D. Các khoản nợ nước ngoài rất nhỏ.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước phát triển?

A. GNI bình quân đầu người cao.

B. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều.

C. Chỉ số phát triển con người cao. 

D. Còn có nợ nước ngoài nhiều.

Giải thích:

Các nước phát triển thường có GNI (thu nhập bình quân) và chỉ số phát triển con người (HDI) cao hoặc rất cao, đầu tư ra nước ngoài nhiều (lớn).

Câu 10. Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc

A. Chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới.

B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ chưa cao.

C. Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh. 

D. Tốc độ tăng tổng thu nhập trong nước cao.

>>> Xem toàn bộ:  Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023