logo

(Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Soạn Địa lí 11 Cánh Diều Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Sơ đồ tư duy Địa lí 11 Cánh Diều Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế


I. Toàn cầu hóa kinh tế


1. Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

- Sự dịch chuyển hàng hoá, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động... giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi được mở rộng, và các hợp tác song phương và đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

- Các công ty xuyên quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động, tạo nên sự liên kết chặt chẽ và làm sâu sắc quá trình toàn cầu hóa.

- Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, việc di chuyển các luồng vốn quốc tế và tự do tham gia dịch vụ tài chính thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

- Nhiều tổ chức kinh tế thế giới ngày càng mở rộng và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và thế giới, ví dụ như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), IMF, WB, và các tổ chức ngân hàng khác.

- Các tiêu chuẩn và hiệp định toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được áp dụng rộng rãi, bao gồm tiêu chuẩn quản lí môi trường, quản lí năng lượng, bảo mật công nghệ thông tin, v.v.


2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hoá có tác động tích cực như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường mối liên hệ giữa các quốc gia, mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều thách thức như giữ bản sắc dân tộc và tính tự chủ quốc gia về kinh tế.


3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

a. Tích cực

- Toàn cầu hoá tạo cơ hội tiếp cận nguồn lực, thị trường, thúc đẩy nâng cao năng suất sản xuất, cải cách kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng.

b. Tiêu cực

- Gia tăng bất bình đẳng, phụ thuộc giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.


II. Khu vực hóa kinh tế


1. Biểu hiện

- Ngày càng nhiều tổ chức khu vực hình thành và quy mô lớn như NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR,...

- Hợp tác khu vực đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau như liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan,...


2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế 

- Thuận lợi tạo sự gắn kết, phát triển kinh tế hợp tác trong khu vực.

- Bổ sung nguồn lực, đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội.

- Giảm phụ thuộc nước ngoài, tăng vị thế quốc tế của khu vực.

- Tuy nhiên, cần quan tâm đến tự chủ kinh tế, cạnh tranh và trình độ phát triển giữa các quốc gia trong khu vực.


3. Ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới 

Việc tham gia các tổ chức khu vực:

- Thu hút nguồn vốn bên ngoài và đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá.

- Mở rộng quan hệ kinh tế và giải quyết các vấn đề chung của khu vực.

Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 2. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (trang 9)

III. Trắc nghiệm Địa 11 Cánh Diều Bài 2

Câu 1. Nguyên nhân các hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn là do

A. Tự do hóa di chuyển các luồng vốn quốc tế, xây dựng hiệp định.

B. Cắt giảm dần thuế quan và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.

C. Chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế. 

D. Thúc đẩy tự do hóa thương mại, đa dạng hóa các ngành dịch vụ.

Giải thích:

Cắt giảm dần thuế quan và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn. Đều này đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.

Câu 2. Tổ chức nào sau đây thúc đẩy tự do hóa thương mại thế giới?

A. WTO.

B. WB.

C. WHO. 

D. IMF.

Câu 3. Biểu hiện của phát triển các hệ thống tài chính quốc tế là

A. Các sản phẩm, quy trình quản lí, dịch vụ được áp dụng rộng.

B. Số lượng công ty đa quốc gia, chi nhánh không ngừng tăng.

C. Hợp tác song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến. 

D. Các ngân hàng lớn liên kết với nhau tạo mạng lưới toàn cầu.

Câu 4. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới. 

D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 5. Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

A. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước.

B. Nhu cầu giao lưu quốc tế, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng nhanh.

C. Dỡ bỏ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ. 

D. Sự ra đời và vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia.

Giải thích:

Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình các quốc gia liên kết với nhau về kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị và là cơ sở để các quốc gia hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc xóa bỏ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ… đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế trên nhiều lĩnh vực, khu vực và quốc gia diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng.

Câu 6. Biểu hiện của tăng nhanh thương mại quốc tế là

A. các sản phẩm, quy trình quản lí, dịch vụ được áp dụng rộng.

B. số lượng công ty đa quốc gia, chi nhánh không ngừng tăng.

C. hợp tác song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến. 

D. hoạt động ngân hàng và dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng.

Giải thích:

Thông qua việc cắt giảm dần thuế quan, hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn. Dẫn đến hợp tác thương mại song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến, thúc đẩy thương mại thế giới phát triển mạnh.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 2. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023