logo

Lý thuyết chính trị nào cho rằng có thể dùng các biện pháp dân chủ hòa bình để đòi sự bình quyền thay cho bạo lực cách mạng?

Lý thuyết chính trị cho rằng có thể dùng các biện pháp dân chủ hòa bình để đòi sự bình quyền thay cho bạo lực cách mạng là Chủ nghĩa xét lại. Trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, Chủ nghĩa xét lại đang rêu rao và đòi xét lại Chủ nghĩa mác để cho “phù hợp với thực tiễn mới”, thực chất là nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác.


Câu hỏi: Lý thuyết chính trị nào cho rằng có thể dùng các biện pháp dân chủ hòa bình để đòi sự bình quyền thay cho bạo lực cách mạng? 

A. Chủ nghĩa xã hội 

B. Chủ nghĩa xét lại 

C. Chủ nghĩa tự do 

D. Chủ nghĩa nhân đạo

Đáp án đúng là: B. Chủ nghĩa xét lại 


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B

Lý thuyết chính trị cho rằng có thể dùng các biện pháp dân chủ hòa bình để đòi sự bình quyền thay cho bạo lực cách mạng là Chủ nghĩa xét lại. Mục đích của chủ nghĩa xét lại là từ bỏ mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, từ bỏ cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, V.I. Lê-nin đã vạch trần nguồn gốc hình thành, hình thức thể hiện và nội dung xét lại (phê phán) của chủ nghĩa xét lại, trên cơ sở đó bổ sung lý luận của chủ nghĩa Mác.


- Chủ nghĩa xét lại là gì?

Chủ nghĩa xét lại xuất hiện trong “cuộc tranh luận xét lại” giữa các lý luận gia của Đảng Công nhân Dân chủ - Xã hội Đức (năm 1890, đổi tên thành Đảng Dân chủ - Xã hội Đức), là xu hướng rời bỏ, thoát ly khỏi lý luận gốc là chủ nghĩa Mác. Thực chất, chủ nghĩa xét lại là một biến tướng từ chủ nghĩa cơ hội của Béc-stanh(1) trên quan điểm tư sản - tự do chủ nghĩa.

Nguồn gốc của chủ nghĩa xét lại là chủ nghĩa đế quốc đã điều chỉnh thích nghi, đồng thời sử dụng các thủ đoạn như mua chuộc, lôi kéo những nhà mácxít thoái hóa biến chất, giai cấp tư sản “giả danh” những nhà mácxít để đấu tranh chống lại chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa xét lại xuất hiện còn do trong hàng ngũ những người cách mạng có nhứng phần tử phản bội, không vững vàng, không đủ khả năng nhận thức đúng những hiện tượng mới của thực tại, những thay đổi trong sách lược của các đảng cộng sản. Ngoài ra, việc các đảng tư sản cầm quyền áp dụng các phương pháp của chủ nghĩa tự to, chính sách cải cách, chủ nghĩa dân tộc cũng là cơ sở làm xuất hiện chủ nghĩa xét lại.

Mục đích của chủ nghĩa xét lại là từ bỏ mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, từ bỏ cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, V.I. Lê-nin đã vạch trần nguồn gốc hình thành, hình thức thể hiện và nội dung xét lại (phê phán) của chủ nghĩa xét lại, trên cơ sở đó bổ sung lý luận của chủ nghĩa Mác.

- Khuynh hướng của chủ nghĩa xét lại

Dù tên gọi, biến tướng có khác nhau nhưng tựu trung, chủ nghĩa xét lại có hai khuynh hướng chính. Chủ nghĩa xét lại “tả khuynh” tìm cách đánh tráo những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin bằng những quan điểm vô chính phủ, duy ý chí có tính tiểu tư sản, phủ nhận tính tất yếu đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân, phủ nhận vai trò của đảng cộng sản và chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa xét lại “hữu khuynh” thì đòi bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, muốn thay thế những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin bằng những quan điểm, cải cách tư sản. Và dù ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào, dù có những điều chỉnh nhất định, chủ nghĩa xét lại cũng không thể che giấu được động cơ là xa rời mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, từ bỏ cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho CNXH.


- Nội dung chủ nghĩa xét lại là dùng các biện pháp dân chủ hòa bình để đòi sự bình quyền thay cho bạo lực cách mạng

Trong lĩnh vực triết học, chủ nghĩa xét lại phủ định hoàn toàn triết học mác-xít. Những người theo chủ nghĩa xét lại cho rằng, điểm yếu nhất trong học thuyết của C.  Mác và Ph. Ăng-ghen là sử dụng phương pháp nghiên cứu của Hê-ghen về mâu thuẫn; xuyên tạc sự vận động biện chứng của mâu thuẫn bằng con mắt lệch lạc, cứng đờ, siêu hình, như thay đấu tranh của các mặt đối lập bằng sự thỏa hiệp, phủ nhận sự nhảy vọt về chất trong phát triển, thay cách mạng bằng tiến hóa... Đồng thời, phủ nhận chủ nghĩa duy vật biện chứng, tìm cách lắp ghép chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa Can-tơ mới, hay với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Ma-khơ. Họ còn phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác khi cho rằng, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội không chỉ là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà còn có pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, truyền thống, điều kiện tự nhiên và ý thức của con người. Nhìn chung, chủ nghĩa xét lại đã “tầm thường hóa về mặt triết học đối với khoa học”(4), sử dụng “tinh thần chiết trung” để gạt bỏ cái tinh túy trong chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, trong đó có tư tưởng xét lại, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã trở thành vấn đề cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Trước hết, phải thấy rằng theo đà phát triển không ngừng của thực tiễn và khoa học, bất cứ học thuyết nào tự bản thân nó cũng không phải là một hệ thống lý luận giáo điều, và chính Mác cũng đã từng đưa ra câu cách ngôn “Mỗi bước tiến của phong trào thực tiễn còn quan trọng hơn hàng tá cương lĩnh”. Học thuyết Mác-Lênin mặc dù rất khoa học và đúng đắn cũng không thể giải đáp đầy đủ, chi tiết, cặn kẽ mọi vấn đề, ở mọi thời đại, của mọi quốc gia. Nó chỉ là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, là vũ khí tư tưởng của con người trong cuộc đấu tranh vì chân lý khoa học và chính nghĩa nhân văn để nhận thức và cải tạo thế giới mà không phải là “cái đã xong xuôi” hay “nhất thành bất biến”.

>>> Xem thêm: Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất, cuối cùng của những cải tạo xã hội chủ nghĩa là

icon-date
Xuất bản : 29/09/2022 - Cập nhật : 29/09/2022