logo

Vương quốc Dahomey thời kỳ mua bán nô lệ là quốc gia nào ở châu Phi ngày nay?

Vương quốc Dahomey tại Châu Phi được một nhóm sắc tộc bản địa thành lập tại đồng bằng Abomey. Nhà sử học IA Akinjogbin đã đưa ra lý thuyết cho rằng sự mất an ninh do tình trạng buôn bán nô lệ có thể đã góp phần vào việc di cư hàng loạt của các nhóm người khác nhau. Vương quốc Dahomey thời kỳ mua bán nô lệ là quốc gia nào ở châu Phi ngày nay? Thông tin chi tiết sẽ được Toploigiai chia sẻ tới bạn ngay trong phần dưới đây.


Câu hỏi: Vương quốc Dahomey thời kỳ mua bán nô lệ là quốc gia nào ở châu Phi ngày nay? 

A. Angola 

B. Ghana 

C. Benin 

D. Ma- rốc

Đáp án đúng là: C. Benin 


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án C

Vương quốc Dahomey thời kỳ mua bán nô lệ là quốc gia Benin ở châu Phi ngày nay. Bénin, tên chính thức Cộng hoà Bénin (tiếng Việt đọc là Bê-nanh), là một quốc gia Tây Phi, tên cũ là Dahomey (cho tới năm 1975) hay Dahomania.  Nó có chung biên giới với Togo ở phía tây, Nigeria ở phía đông và Burkina Faso cùng Niger ở phía bắc; bờ biển ngắn ở phía nam nước này dẫn tới Eo Benin. Thủ đô của Bénin là Porto Novo, nhưng chính phủ đóng trụ sở tại Cotonou.

Câu hỏi: Vương quốc Dahomey thời kỳ mua bán nô lệ là quốc gia nào ở châu Phi ngày nay?

- Lịch sử ra đời của tên Benin

Cái tên Bénin không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).

Tên cũ, Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại.


- Khái quát về Benin

Vị trí địa lý: Nằm ở Vịnh Bê-nanh thuộc Tây Phi, Bắc giáp Ni-giê và Buốc-ki-na Pha-xô; Đông giáp Ni-giê-ri-a, Tây giáp Tô-gô, Nam giáp Đại Tây Dương. Tọa độ: 9o30 vĩ bắc, 2o15 kinh đông.

Diện tích: 112.620 km2

Thủ đô: Porto-Novo

Lịch sử: Vào thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đặt chân lên vùng đất Đa-hô-mây (Bê-nanh ngày nay). Năm 1893, Pháp chiếm Đa-hô-mây. Năm 1958, Đa-hô-mây được "hưởng" quy chế cộng hòa trong khối Cộng đồng Pháp và đến ngày 1/8/1960, Đa-hô-mây mới giành được độc lập. Tháng 10-1972, thiếu tá M.Kerecu làm đảo chính và trở thành tổng thống, đứng đầu chính phủ cách mạng quân sự. Chính phủ mới đưa ra cương lĩnh củng cố nền độc lập chính trị và kinh tế. Tháng 11-1975, Đa-hô-mây đổi tên thành Bê-nanh/ Benin

Trải dài giữa sông Niger ở phía bắc và Eo Benin ở phía nam, cao độ của Bénin hầu như bằng nhau trên toàn đất nước. Đa phần dân số sống tại những đồng bằng ven biển phía nam, nơi có những thành phố lớn nhất nước, gồm Porto Novo và Cotonou. Phía bắc đất nước đa phần gồm đồng cỏ và cao nguyên bán khô cằn.

Khí hậu Bénin nóng và ẩm với lượng mưa khá nhỏ so với các nước Tây Phi khác, dù có hai mùa mưa (tháng 4, tháng 6 và tháng 9 tháng 11). Trong mùa đông gió bụi harmattan có thể khiến trời đêm lạnh hơn.

Thành phố lớn nhất và là thủ đô là Cotonou. Cái tên Cotonou xuất phát từ câu ku tɔ nu (tại hồ thần chết) trong tiếng Fon, là phá ở bên cạnh. Đây là một minh chứng cho niềm tin rằng các ngôi sao rơi xuống tượng trưng cho những linh hồn người chết ở thế giới bên kia.

Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 80% thu nhập quốc dân. Nông nghiệp Bê-nanh lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là lương thực và bông, ngoài ra còn có dầu cọ, ngô, lạc, kê, ca cao v.v... Ngành chăn nuôi có cừu, dê. Bê-nanh vẫn phải nhập phần lớn lương thực. Công nghiệp Bê-nanh nhỏ bé, chủ yếu là ngành công nghiệp ép dầu cọ và khai thác sắt. Nền kinh tế ngầm (buôn bán lậu qua biên giới nhất là với Nigeria) chiếm đến 50% tỷ trọng kinh tế Bê-nanh. Nhìn chung, mức thuế nhập khẩu vào Bê-nanh thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu vào Nigeria.

Cảng Cotonou là bến quá cảnh của nhiều nước trong vùng Vịnh Bê-nanh mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước này.

Về ngoại thương, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu Bê-nanh đạt 1,578 tỷ USD với các mặt hàng xuất khẩu chính là bông, điều, dầu thô, các sản phẩm từ cọ, dừa, hải sản. Các đối tác xuất khẩu chính gồm: Ấn Độ (32,4%), Trung Quốc (20%), Indonesia (6,8%), Niger (4,8%), Singapore (4,4%), Nigeria (4,2%).

>>> Xem thêm: Dưới thời Peter đại đế lực lượng nào được thành lập?

icon-date
Xuất bản : 28/09/2022 - Cập nhật : 29/09/2022