logo

Thành tựu khoa học nào thời kỳ cách mạng công nghiệp làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sức khỏe con người?

Thành tựu khoa học thời kỳ cách mạng công nghiệp làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sức khỏe con người là Phát hiện về các mầm bệnh của Louis Pasteur. Ngày 6 tháng 7 năm 1885, Pasteur tiêm vắc xin cho Joseph Meister, một cậu bé chín tuổi bị chó dại cắn.Vắc-xin này đã thành công đến mức ngay lập tức nó mang lại vinh quang và danh tiếng cho Pasteur


Câu hỏi: Thành tựu khoa học nào thời kỳ cách mạng công nghiệp làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sức khỏe con người? 

A. Lý thuyết chính trị của Karl Mác 

B Thuyết tiến hóa của Charles Darwin 

C. Lý thuyết về tiềm thức con người của Sigmund Freud 

D. Phát hiện về các mầm bệnh của Louis Pasteur

Đáp án đúng là: D. Phát hiện về các mầm bệnh của Louis Pasteur


Giải thích của giáo viên Toploigiai lý do chọn đáp án D

Thành tựu khoa học thời kỳ cách mạng công nghiệp làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sức khỏe con người là Phát hiện về các mầm bệnh của Louis Pasteur. Sự khiêm nhường của ông không cản trở sự vĩ đại của ông, cũng như niềm đam mê khoa học của ông chưa từng cản trở niềm tin của ông vào Thiên Chúa. Ông nổi tiếng với câu nói bất hủ: “ Càng nghiên cứu tự nhiên, tôi càng sững sờ ngạc nhiên trước công trình của Đấng Sáng Tạo”.

Thành tựu khoa học nào thời kỳ cách mạng công nghiệp làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sức khỏe con người?

- Louis Pasteur-Cha đẻ ngành vi sinh vật

Louis Pasteur sinh ngày 27 tháng 12 năm 1822 tại Dole, Pháp - mất ngày 28 tháng 9 năm 1895, tại Saint-Cloud. Louis Pasteur là một nhà hóa học và vi sinh học người Pháp, là một trong những người sáng lập quan trọng nhất của ngành vi sinh y học.Những đóng góp của Pasteur cho khoa học, công nghệ và y học gần như chưa có tiền lệ.Ông đã đi tiên phong trong nghiên cứu sự bất đối xứng phân tử;phát hiện rằng vi sinh vật gây ra quá trình lên men và bệnh tật;phát minh ra phương pháp tiệt trùng; cứu ngành công nghiệp bia, rượu và tơ lụa ở Pháp và phát triển vắc-xin phòng bệnh than và bệnh dại.

Các vị trí học thuật của Pasteur rất nhiều, và những thành tựu khoa học của ông đã giúp ông đạt huân chương cao nhất của Pháp, Bắc đẩu bội tinh, cũng như được bầu vào Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp (Académie des Sciences) và nhiều danh hiệu khác.Ngày nay có khoảng 30 viện nghiên cứu và vô số các bệnh viện, trường học, tòa nhà và đường phố mang tên ông, và tên ông cũng được chọn làm giải thưởng để vinh danh cho các nhà khoa học

Ông thường được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh, và những khám phá đó của ông đã cứu sống vô số người kể từ đó. Ông giảm tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh sốt sau đẻ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Những nghiên cứu của ông góp phần hỗ trợ trực tiếp cho lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong y học lâm sàng. Cũng như nổi tiếng trong việc phát minh ra kỹ thuật ảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, một quá trình mà bây giờ gọi là thanh trùng. Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, và được gọi là “cha đẻ của vi sinh vật học”.


- Louis Pasteur và thuyết mầm bệnh

Trong hàng ngàn năm, mọi người đều tin rằng sự sống có thể nảy sinh từ vật liệu không sống. Chẳng hạn như các sinh vật nhỏ xíu như giòi, bọ có thể phát sinh một cách tự nhiên từ hư không. Suy nghĩ này xuất phát khi người ta quan sát thấy ở những nơi ao tù nước đọng, xó xỉnh bẩn thỉu hay trên một xác động vật thối rữa nào đó, … ban đầu chẳng hề thấy một sinh vật nào ở đó, nhưng rồi lúc nhúc giòi bọ xuất hiện. Rõ ràng là sinh vật xuất hiện một cách “tự phát”. Suy nghĩ này phổ biến trong một giai đoạn lịch sử kéo dài tới cả 2000 năm, kể từ thời Aristotle mãi cho đến giữa thế kỷ 19, tức là tới thời đại của Pasteur.

Trong một thí nghiệm đơn giản nhưng không kém phần quan trọng, ông đã chứng minh rằng ruồi được tìm thấy trên thịt thối rữa có nguồn gốc từ trứng ruồi chứ không phải trực tiếp từ thịt thối rữa như những người ủng hộ hệ tự phát tin.

Vào đầu thế kỷ 19, tại nhiều bệnh viện châu Âu, tỉ lệ tử vong của sản phụ chiếm tới ⅓ bệnh nhân vào sinh nở do tình trạng ô nhiễm trong bệnh viện. Nhưng phải đến năm 1844, bác sĩ Ignaz Philipp Semmelweis mới chứng minh được sốt hậu sản là do lây nhiễm mà nguyên nhân vì các bác sĩ không rửa tay. Semmelweis nhận thấy các bác sĩ đi thẳng từ phòng khám nghiệm tử thi những người đã chết vì sốt hậu sản để đỡ đẻ, và đã lây truyền bệnh này sang bệnh nhân mới.

>>> Xem thêm: Hoàn thành bảng tóm tắt tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc Mô-gôn

icon-date
Xuất bản : 28/09/2022 - Cập nhật : 29/09/2022