logo

Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất, cuối cùng của những cải tạo xã hội chủ nghĩa là

Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất, cuối cùng của những cải tạo xã hội chủ nghĩa là: Thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Hơn hết bao giờ, công tác tư tưởng, lý luận tiếp tục đứng trên nền tảng học thuyết Mác - Lê-nin để soi rọi, kiến giải những vấn đề nóng bỏng của thời đại ngày nay


Câu hỏi: Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất, cuối cùng của những cải tạo xã hội chủ nghĩa là: 

A. Thực hiện nguyên tắc: phân phối theo lao động 

B. Thực hiện nguyên tắc: phân phối theo lao động và phúc lợi xã hội 

C. Thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động 

D. Thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

Đáp án đúng là: D. Thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu


Giải thích của giáo viên Toploigiai lý do chọn đáp án D

Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất, cuối cùng của những cải tạo xã hội chủ nghĩa là: Thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đang đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức mới và cả những gì chúng ta từng đối mặt ở mức độ nguy hiểm hơn và trong bối cảnh rất khác. Và, điều quan trọng nhất, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội mang nhiều bộ mặt mới, rất khó phân định rạch ròi với những thủ đoạn hung bạo hơn, trắng trợn hơn và mức độ thâm hiểm và xảo trá lại ở một đẳng cấp mới.

Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất, cuối cùng của những cải tạo xã hội chủ nghĩa là: Thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

- Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa (mà chúng ta gọi đó là những ''đặc trưng''). Nếu không phác thảo được mô hình, những đường nét cơ bản thì rất khó xác định mục tiêu phấn đấu, định hướng để xây dựng chủ nghĩa xã hội và biến chúng thành hiện thực trong cuộc sống. Hơn nữa, những đặc trưng thể hiện mô hình đó phải phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, phản ánh được nét đặc sắc của truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Đây là đòi hỏi tất yếu nhưng cũng rất khó khăn đối với các Đảng cộng sản trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi mà chủ nghĩa xã hội trên thế giới vẫn đang còn trong tình trạng thoái trào.


- Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB), C. Mác đã dự báo về xã hội tương lai trên những nét đại thể. C. Mác cho rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội, dẫn đến phá vỡ trật tự, kết cấu của quan hệ sản xuất tư bản, mở đường, xác lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất để thúc đẩy một phương thức sản xuất mới ra đời.

C. Mác không chỉ dự báo chủ nghĩa xã hội ra đời từ xã hội tư bản đã phát triển cao, mà C. Mác cũng đã nói đến kiểu phát triển “rút ngắn” lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) qua trường hợp nước Nga. Theo C. Mác, khi vừa thoát thai từ xã hội tư bản, xã hội cộng sản không thể bước ngay vào giai đoạn cao, tức giai đoạn xã hội cộng sản “đã phát triển trên cơ sở của chính nó”. Nó phải trải qua giai đoạn đầu hay giai đoạn thấp của xã hội cộng sản, mà “về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó lọt lòng ra” Xã hội cộng sản với tính cách chỉnh thể thì không có sẵn trong lòng xã hội tư bản, song những tiền đề, mầm mống, yếu tố, thì đã nảy sinh trong lòng xã hội tư bản.

Với thực tiễn những năm đầu của TKQĐ lên CNXH ở nước Nga Xô viết giúp cho V.I.Lênin đưa ra kết luận khoa học: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội” 

>>> Tham khảo: Phân tích điều kiện ra đời và những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội liên hệ với thực tiễn Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022