logo

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng là

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng là gì? Hãy để Toploigiai chia sẻ thêm thông tin tới bạn trong phần tiếp theo


Câu hỏi: Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng là

A. Tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản 

B. Tư tưởng vô sản và tư tưởng phong kiến là chủ yếu 

C. Tồn tại nhiều tàn dư của xã hội cũ 

D. Tư tưởng tư sản còn ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần

Đáp án đúng là: A. Tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản 

Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án A

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng là: Tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Thực tiễn luôn vận động biến đổi không ngừng, sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay đang đòi hỏi lý luận thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) cần phải được nghiên cứu, nhận thức sâu sắc hơn, nhằm khẳng định những giá trị của nó, đồng thời bổ sung, phát triển cho phù hợp.

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực văn hóa- tư tưởng là: Tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản

- Khái niệm về thời kỳ quá độ

Là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.


- Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội.

+ Trên lĩnh vực chính trị:

Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp. Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.

+ Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông, V.V.. Theo V.I. Lênin, tính tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai”. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.

Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hóa, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.


- Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và thời kỳ quá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH. Ở Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầm mống cho CNXH phát triển, đó là một tất yếu.

Theo đó, quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và  lâu dài chứ “không thể một sớm một chiều”. Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm... biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp” Tuy nhiên, muốn “tiến lên chủ nghĩa xã hội” thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được chủ nghĩa xã hội. Nếu nhân dân ta mọi người cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn.

>>> Tham khảo: Phân tích những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào?

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022