logo

Một trong những nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân cần đội ngũ cán bộ, đảng viên có tài đức. Một trong những nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.


Câu hỏi: Một trong những nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay: 

A. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực 

B. Nâng cao vai trò quản lý của các tổ chức nhà nước 

C. Hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội 

D. Xây dựng các tổ chức nhà nước vững mạnh

Đáp án đúng là: A. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực 


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án A

Một trong những nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên là nòng cốt. Nếu họ không có đủ uy tín sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao

Một trong những nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.

- Nhà nước pháp quyền XHCN là gì?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; Nhà nước tổ chức, hoạt động theo pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của Nhân dân; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhân dân và sự giám sát của Nhân dân.


- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.


- Phẩm chất, năng lực và uy tín của cán bộ khi xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định, phải: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước...; có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài... Đồng thời, có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín đối với nhân dân

Khi nói đến phẩm chất cán bộ thì phải chú ý đến cả hai mặt, đó là phẩm chất chính trị, tư tưởng và phẩm chất sinh hoạt cá nhân (đạo đức, lối sống). Phẩm chất chính trị, tư tưởng là hết sức quan trọng, nhưng nhất thiết không được coi nhẹ phẩm chất sinh hoạt cá nhân, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường. Vì từ những sai lầm về sinh hoạt cá nhân sẽ dần dần “di căn” sang phẩm chất chính trị, tư tưởng. Để quản lý, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá cán bộ đúng đắn, chuẩn xác, Đảng ta đã xác định một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí có tính chất thước đo cho đội ngũ cán bộ

>>> Tham khảo: Khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Phương hướng cải cách nhà nước ở nước ta hiện nay?

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022