logo

Tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa là

Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua một quá trình lâu dài và không đơn giản. Tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa là Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội.


Câu hỏi: Tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa là: 

A. Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực chính trị 

B. Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực kinh tế 

C. Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực văn hóa tinh thần 

D. Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội

Đáp án đúng là: D. Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án D

Tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa là Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay.

Tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa là Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội.

- Mục tiêu và bản chất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta nhưng đây là sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và gian khổ. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, phải biết kế thừa những thành tựu của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, kinh nghiệm của thời đại. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp thực tế và quy luật khách quan; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản... 


- Nhận thức của Đảng ta về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và nhân dân ta, phù hợp với xu thế vận động tiến bộ của thời đại và điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Nhờ đó, đất nước ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đặc biệt là những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong hơn 35 năm đổi mới. Bài viết góp phần làm rõ quan điểm của Đảng về thời kỳ quá độ lên CNXH; nội dung và phương hướng đi lên CNXH; khái quát những bước chuyển căn bản trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do đặc điểm về lịch sử, không gian và thời gian cụ thể, không phải quốc gia nào cũng phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội có tính tuần tự từ thấp lên cao. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, có những nước do những điều kiện khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài chi phối đã bỏ qua một hoặc hai hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong tiến trình phát triển.


- Giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội quan trọng như thế nào?

Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB, giai cấp vô sản cần phải có phương pháp cách mạng đúng đắn và thực thi những giải pháp tình thế một cách hợp lý, đúng đắn, “bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”(4). Với quyền thống trị chính trị của mình, giai cấp vô sản, theo các ông, cần phải từng bước giành lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, tập trung tất cả các công cụ sản xuất chủ yếu vào tay nhà nước vô sản để nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp. Không chỉ thế, các ông còn cho rằng, thông qua con đường đấu tranh cách mạng, việc giai cấp vô sản “tự tổ chức thành giai cấp”, “trở thành giai cấp thống trị” và thiết lập chính quyền vô sản - một chính quyền dân chủ do chính ngay bản chất của nó, thể hiện lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân và dựa vào sự ủng hộ của nhân dân - phải được coi là vấn đề đầu tiên, then chốt và mang ý nghĩa quyết định trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB, xây dựng thành công chế độ xã hội mới.

>>> Tham khảo: Hãy làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lenin về dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022