logo

Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân cấp rõ ràng, có cơ chế phối hợp, nhịp nhàng giữa các cơ quan

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân cấp rõ ràng, có cơ chế phối hợp, nhịp nhàng giữa các cơ quan: Lập pháp, hành pháp, tư pháp


Câu hỏi: Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân cấp rõ ràng, có cơ chế phối hợp, nhịp nhàng giữa các cơ quan: 

A. Ủy ban nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương 

B. Các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương 

C. Lập pháp, hành pháp, tư pháp 

D. Các cơ quan trong chính phủ

Đáp án đúng là: C. Lập pháp, hành pháp, tư pháp 


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án C

Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân cấp rõ ràng, có cơ chế phối hợp, nhịp nhàng giữa các cơ quan: Lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là quan điểm vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới

Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân cấp rõ ràng, có cơ chế phối hợp, nhịp nhàng giữa các cơ quan: Lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất         

 Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng năm 1994 xác định nhiệm vụ thứ 7: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Với nội dung chủ yếu của nhiệm vụ: Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng. Đây là lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng chính thức sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” và nêu cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quyền lực nhà nước thống nhất là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Cho đến nay, các khía cạnh của vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất như: Thế nào là thống nhất quyền lực nhà nước? Quyền lực nhà nước thống nhất ở đâu? Ý nghĩa của quyền lực nhà nước là thống nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như thế nào? Các khía cạnh này chưa được nhận thức thống nhất. Có một số người cho rằng, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng sự thống nhất đó tập trung vào Quốc hội. Do vậy, Quốc hội được Hiến pháp xác nhận là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Và với vị trí pháp lý đó, những người này cho rằng Quốc hội là cơ quan có toàn quyền, là cơ quan cấp trên của các quyền hành pháp và tư pháp. Một số khác lại cho rằng, trong nhà nước kiểu mới như nhà nước ta, giai cấp công nhân và Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của một Đảng, ngày càng thống nhất về lợi ích, trong nội bộ không có sự phân chia thành phe phái đối lập như trong nhà nước tư sản, nên thống nhất quyền lực nhà nước là yếu tố cơ bản, duy nhất giữ vai trò quyết định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà không cần thiết phải phân công quyền lực nhà nước. Quan niệm này đề cao tính thống nhất của quyền lực nhà nước, phủ nhận, xem thường hoặc hạ thấp vai trò của phân công, phân nhiệm rành mạch quyền lực nhà nước. Thực chất quan niệm này cũng không khác gì quan điểm nói trên.


- Phân công rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng trong xây dựng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Bàn về sự cần thiết trong phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, GS. Phan Trung Lý cho rằng, sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước là một yêu cầu khách quan trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.

Theo quy định của Hiến pháp 2013, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân ủy quyền (giao quyền) cho Nhà nước để triển khai những hoạt động vì lợi ích chung của nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn vận hành quyền lực cho thấy, chủ thể nắm giữ quyền lực, dù quyền lực tự thân hay quyền lực được ủy quyền thì vẫn luôn có xu hướng lạm quyền hoặc lộng quyền. Chính vì thế, vấn đề mấu chốt trong tổ chức nhà nước pháp quyền là làm sao nhân dân không bị mất quyền sau khi ủy quyền.

>>> Tham khảo: Trình bày sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022