logo

Hình thức dân chủ nào mà thông qua đó nhân dân bằng hành động của mình thực hiện quyền làm chủ của nhà nước và xã hội?

Hiến pháp không chỉ quy định Nhân dân là chủ thể của Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà còn quy định phương cách Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của mình. Hình thức dân chủ nào mà thông qua đó nhân dân bằng hành động của mình thực hiện quyền làm chủ của nhà nước và xã hội? Thông tin sẽ được Toploigiai chia sẻ ngay trong bài viết này.


Câu hỏi: Hình thức dân chủ nào mà thông qua đó nhân dân bằng hành động của mình thực hiện quyền làm chủ của nhà nước và xã hội? 

A. Dân chủ trực tiếp 

B. Dân chủ hiến định 

C. Dân chủ bán trực tiếp 

D. Dân chủ dán tiếp

Đáp án đúng là: A. Dân chủ trực tiếp 


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án A

Hình thức dân chủ thông qua đó nhân dân bằng hành động của mình thực hiện quyền làm chủ của nhà nước và xã hội là Dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành

Hình thức dân chủ thông qua đó nhân dân bằng hành động của mình thực hiện quyền làm chủ của nhà nước và xã hội là Dân chủ trực tiếp

- Dân chủ - phạm trù lịch sử và phạm trù nhân văn

Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sử, cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá trong xã hội). Dân chủ biến đổi và phát triển không ngừng cả về chất và lượng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Tuy vậy, dân chủ không chỉ đơn thuần là Nhân dân thực hiện được quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và bằng dân chủ đại diện mà mức độ dân chủ của một xã hội có thể được đo lường bằng số lượng những quyền công dân, quyền con người mà một công dân bình thường có thể thực hiện được trên thực tế.

Hay nói cách khác, dân chủ cần được hiểu rộng hơn là từng người dân được phát triển, được bảo vệ, được hưởng thụ những lợi ích xã hội đó như thế nào chứ không chỉ là người dân được thực hiện quyền lực nhà nước đến đâu.


- Các hình thức dân chủ

Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức biểu hiện của cùng thực thể dân chủ, cả hai hình thức này đều đóng một vai trò quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ, là hai hình thức không thể thiếu được của việc quản lý, điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực của nhân dân. Việc vận dụng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể.


- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý... Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp.

Ưu điểm của hình thức dân chủ trực tiếp là Nhân dân trực tiếp quyết định, phản ảnh đúng ý chí, nguyện vọng của mình nhưng hạn chế của hình thức này là nhhững vấn đề mà Nhân dân trực tiếp quyết định không nhiều vì điều kiện không cho phép.

Dân chủ trực tiếp được mở rộng đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ dân trí, nhận thức chính trị, trình độ pháp lý của nhân dân...của một nước. Ở nước ta do trải qua cuộc chiến tranh kéo dài và hiện nay đang trong quá trình xây dựng nên dân chủ trực tiếp trên thực tế mới thực hiện mức độ nhất định. Hiến pháp năm 1946, tại Ðiều 21 có quy định: "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia..." và Ðiều 32 quy định: "Những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba số nghị viên đồng ý...". Các Hiến pháp 1959, 1980, 1992  và 2013 đều có đề cập đến việc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên đến nay chúng ta chưa tổ chức được cuộc trưng cầu dân ý nào.

>>> Tham khảo: Phân tích điều kiện ra đời và những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội liên hệ với thực tiễn Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022