logo

Nội dung nào quan trọng nhất trong nội dung liên minh công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội?

Lý luận về liên minh giai cấp và tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, gắn liền với xây dựng chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Nội dung nào quan trọng nhất trong nội dung liên minh công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội? Hãy để Toploigiai chia sẻ thông tin tới bạn.


Câu hỏi: Nội dung nào quan trọng nhất trong nội dung liên minh công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội? 

A. Chính trị 

B. Kinh tế 

C. Văn hóa- xã hội 

D. Tư tưởng 

Đáp án đúng là: B. Kinh tế 


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B

Nội dung quan trọng nhất trong nội dung liên minh công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội là kinh tế. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, hệ lý luận về liên minh giai cấp và các tầng lớp trong xã hội được Đảng ta kiên định thực hiện và bổ sung, phát triển, xây dựng nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung  quan trọng nhất trong nội dung liên minh công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội là kinh tế

- Quan điểm của V.I.Lênin về liên minh công - nông

Kế thừa, bổ sung và phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vị trí, vai trò của liên minh công - nông, V.I.Lênin cho rằng, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức là nguyên tắc tối cao của chuyên chính vô sản.

V.I.Lênin chỉ rõ: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v.) hoặc với phần lớn những tầng lớp đó; liên minh nhằm chống lại tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai cấp ấy, nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội”

Vấn đề bạn đồng minh của giai cấp vô sản được chủ nghĩa Mác - Lênin coi là vấn đề chiến lược của cách mạng. Giai cấp vô sản chỉ có thể chiến thắng kẻ thù khi tranh thủ được nhiều bạn đồng minh trong và ngoài nước, nhất là tranh thủ được người bạn "đồng minh tự nhiên" của mình là nông dân. Do thấm nhuần quan điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, Hồ Chí Minh và các lãnh tụ tiền bối cách mạng đã nhận thức đúng vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ những nǎm đang chuyển mình từ tự phát sang tự giác. Đồng thời thấy rõ giai cấp nông dân Việt Nam là một lực lượng cách mạng đông đảo to lớn, một trong những cái "gốc" của cách mạng và vai trò "ngòi pháo" cách mạng của tầng lớp trí thức Chính vì vậy trong các vǎn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng liên minh công - nông - trí thức xuất hiện khá sớm. 

Trong hoàn cảnh của Việt Nam, khối liên minh trong cách mạng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì không chỉ là công - nông, mà thêm cả trí thức nữa, tuy rằng có lúc trí thức không được khẳng định thật rõ lắm.

Trước hết, Hồ Chí Minh cho rằng, công - nông là “gốc” của cách mạng, trong đó công nhân đóng vai trò lãnh đạo. Không như C.Mác và Ph.Ăngghen coi nông dân có hai mặt: Mặt cách mạng và mặt tư hữu, thậm chí Ph.Ăngghen còn coi nông dân Pháp như những củ khoai tây trong một bao tải khoai tây, nghĩa là những người nông dân không có được sự liên kết bền chặt với nhau, thì Hồ Chí Minh đánh giá vai trò rất to lớn của nông dân Việt Nam và không bao giờ nêu mặt tư hữu của họ. Mặc dù coi nông dân là một trong hai thành tố của cái gốc cách mạng, nhưng nông dân không là lực lượng lãnh đạo. Điều này thì Hồ Chí Minh tuyệt đối thống nhất với  C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin.

Trí thức, như trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là học trò (trong tổ hợp “học trò, nhà buôn nhỏ” - sau này thường gọi chung là “tiểu tư sản”) là bầu bạn của cách mạng. Đến Đại hội II của Đảng (2-1951), vị trí, vai trò của trí thức được thể hiện rõ hơn khi Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm: “Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam”; Đảng “sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc, thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng”(1) “Lao động trí óc” ở đây là cái nền, mà cái lõi là đội ngũ (tầng lớp) trí thức.


- Nội dung quan trọng nhất trong nội dung liên minh công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội là kinh tế

Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản và quyết định nhất, làm cơ sở vững chắc cho liên minh công nông trong quá trình công nghiệp hoá. 

Bản chất sâu xa của liên minh công-nông, xét về mặt kinh tế, chính là quá trình giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế của hai giai cấp và của toàn xã hội. Các lợi ích kinh tế này không đối kháng mà về cơ bản là thống nhất nhưng vẫn luôn luôn nảy sinh mâu thuẫn cần phát hiện và giải quyết những điều kiện cụ thể. Quá trình kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế biểu hiện ở các quan hệ tác động qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp, công nhân và nông dân, đặc biệt là quan hệ giữa Nhà nước và nông dân. 

Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình liên minh là mối quan hệ cơ bản nhất trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước ta. Từ lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ và khẳng định: "Công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích" . 

>>> Tham khảo: Dân tộc là gì? Phân tích nội dung cơ bản của "Cương lĩnh dân tộc" của chủ nghĩa Mác-Lênin

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022