logo

Lực ma sát có lợi hay có hại

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Lực ma sát có lợi hay có hại” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Lực ma sát do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Lực ma sát có lợi hay có hại

Lực ma sát vừa có lợi, vừa có hại

* Có lợi:

+ Nhờ có lực ma sát nghỉ mà các vật được giữ cố định trong không gian.

+ Nhờ có lực ma sát lăn hay ma sát trượt mà các vật khi lăn hoặc trượt sẽ dừng lại.

+ Nhờ ma sát trượt mà người ta tạo ra diêm quẹt

+ Lực ma sát giữa các vật sinh nhiệt.

….

* Có hại

+ Lực ma sát trượt làm mòn các bề mặt các vật.

+ Ma sát trượt cản trở chuyển động của các vật.

+ Lực ma sát sinh ra nhiệt giữa hai bề mặt, gây cháy, biến dạng bề mặt vật.

+ Vì ma sát lăn nhỏ hơn ma sát trượt nên người ta sử dụng các bánh xe, ổ bi làm xe đẩy để giảm ma sát, giúp quá trình di chuyển đồ đạc dễ dàng hơn.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Lực ma sát  nhé!


Kiến thức mở rộng về Lực ma sát


1. Lực ma sát là gì?

- Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng thường là do va chạm giữa phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự trữ trong biến dạng của bề mặt hay chuyển động của các electron, được tích lũy một phần thành điện năng hay quang năng. Trong đa số trường hợp trong thực tế, động năng của các bề mặt được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng.


2. Phân loại lực ma sát 

* Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

- Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

* Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Ví dụ:Cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện,...sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

- Lưu ý:Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

* Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.

- Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

- Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

+ Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

+ Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

-  Lưu ý:

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.


3. Các cách để giảm ma sát, tăng ma sát

a) Các cách để giảm ma sát:

+ Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

+ Bôi trơn bằng dầu mỡ

+ Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn (dùng các ổ bi)

[ĐÚNG NHẤT] Lực ma sát có lợi hay có hại

b) Các cách để tăng ma sát: 

Tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc ( cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn)

[ĐÚNG NHẤT] Lực ma sát có lợi hay có hại (ảnh 2)
icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022