logo

Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Vật lí 10


Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ

* Lực ma sát có tác dụng:

+ Giữ cố định các vật thể trong không gian

 VD: giữ đinh trên tường, giúp con người cầm nắm chắc vật thể,…

+ Trong chuyển động thì lực ma sát giúp con người giữ cân bằng, không bị trơn trượt

 VD: 

Khi đi xe vào khúc cua nhờ có lực ma sát mà xe không bị ngã

Khi đi vào đường trơn, trượt nhờ nếu như không có lực ma sát ta có thể bị ngã 

+ Lực ma sát được dùng trong một số lĩnh vực kỹ thuật

 VD: Sơn mài, đánh bóng, bi lăn trong kỹ thuật…

* Một số ví dụ về lực ma sát có lợi :

- Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn.

- Lực ma sát giữa mặt răng của ốc và vit có tác dụng ép chặt các vật.

- Làm mặt bảng không quá trơn, phấn không quá cứng 

- Làm rãnh cho ốc thay cho đinh thẳng.

- Khi ta quyệt diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa, tăng độ nhám của mặt giấy ở sườn bao diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa.

Ngoài ra còn có một số bất lợi

 * Ví dụ về lực ma sát có hại :

 - Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích. 

- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục và làm mòn trục.

 - Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về  Lực ma sát dưới đây nhé!


Kiến thức mở rộng về Lực ma sát.


I. Lực ma sát trượt

1. Sự xuất hiện của lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.

- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.

- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Biểu thức: 

Fmst = μt.N

- Trong đó: μt  là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

2. Đặc điểm độ lớn của lực ma sát trượt

- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.


II. Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác để cản trở chuyển động lăn của vật.

- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát trượt.

- Vai trò của lực ma sát lăn:

+ Vì lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt nên để hạn chế tác hại của ma sát trượt, người ta tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn nhờ các ổ bi, con lăn… Ma sát lăn giúp cho vật chuyển động dễ dàng hơn.

Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ (ảnh 2)

III. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác.

* Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

- Lực ma sát nghỉ có:

+ Điểm đặt lên vật (sát bề mặt tiếp xúc).

+ Phương song song với mặt tiếp xúc.

+ Chiều ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực (các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc) hoặc chiều chuyển động của vật.

- Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt.

* Vai trò: Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động giúp các vật chuyển động.


IV. Vai trò và tác hại của lực ma sát

1. Lực ma sát có thể có hại

Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ (ảnh 3)

- Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích. 

- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục và làm mòn trục.

 - Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng

- Các cách để giảm ma sát:

+ Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

+ Bôi trơn bằng dầu mỡ

+ Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn (dùng các ổ bi)

2. Lực ma sát có thể có lợi

Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ (ảnh 4)

- Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn.

- Lực ma sát giữa mặt răng của ốc và vit có tác dụng ép chặt các vật.

- Làm mặt bảng không quá trơn, phấn không quá cứng 

- Làm rãnh cho ốc thay cho đinh thẳng.

- Khi ta quyệt diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa, tăng độ nhám của mặt giấy ở sườn bao diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa.

- Các cách để tăng ma sát: tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc ( cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn)


V. Bài tập vận dụng 

Câu 1: Có mấy loại lực ma sát?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 3: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là

A. Ma sát trượt

B. Ma sát nghỉ

C. Ma sát lăn

D. Lực quán tính

Câu 4: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 5: Chọn phát biểu đúng.     

A.  Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc. 

B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc. 

C. Khi một vật chịu tác dụng của lực F mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực. 

D. Vật nằm yên trên mặt sàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật cân bằng nhau. 

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022